AQ99 Xử lý đất mặn, nâng độ phì nhiêu, đất tơi xốp, màu mỡ
280.000VND
Công dụng:
🔹 Cải tạo đất nhiễm mặn trên mọi loại đất canh tác.
🔹 Giúp cây vượt stress hạn mặn.
🔹 Nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
Thông tin sản phẩm
Kích thước chữ
Biện pháp cải tạo đất mặn là một trong những kỹ thuật quan trọng để giúp cải thiện chất lượng của đất canh tác, đất được tơi xốp, màu mỡ, nâng cao độ phì nhiêu, từ đó giúp cây trồng được khỏe mạnh, nâng cao năng suất thu hoạch. Nếu không xử lý đất bị nhiễm mặn thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: đất bị thiếu nước ngọt, kìm hãm sự phát triển của cây trồng, gây thiệt hại đến chất lượng của mùa vụ trong nhiều năm.
Chế phẩm xử lý đất mặn AQ99 đến từ AQ chính là biện pháp tốt nhất nhất hiện nay, sản phẩm đã được nhiều nhà vườn tin tưởng, sử dụng trên diện rộng. Nhờ có nguồn gốc từ các chủng vi sinh hữu ích, hợp chất hữu cơ nên AQ99 giúp xử lý, cải tạo đất hiệu quả, nhất là những loại đất bị chai cứng do sử dụng thuốc hóa học quá nhiều, biến các loại đất phèn, đất mặn thành loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và giàu vi sinh vật có lợi.
Nội dung bài viết
ToggleTìm hiểu về các biện pháp cải tạo đất mặn
Đất bị nhiễm mặn là một vấn đề phổ biến mà nhiều khu vực trồng trọt phải đối mặt, nhất là những vùng ven biển hoặc đất trồng ở gần nguồn nước bị nhiễm mặn.
Để thực hiện các biện pháp xử lý đất mặn thì bà con cần hiểu rõ được đặc tính của đất trồng cũng như các phương pháp cải tạo để đạt hiệu quả tốt, giảm thiểu những ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng.
Trước khi đi tìm hiểu các biện pháp xử lý, cải tạo đất thì bà con cùng AQ đi tìm hiểu các đặc điểm của đất mặn cũng như nguyên nhân vì sao lại xuất hiện đất mặn nhé.
Đất mặn là gì?
Đất nhiễm mặn là tình trạng khi lượng muối trong đất vượt quá mức cho phép, gây khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển cho các loại cây trồng. Nếu tình trạng nhiễm mặn trở nên nặng hơn có thể làm vỡ tế bào của cây, khiến cây bị mất nước, héo úa và dẫn đến chết cây.
Các loại muối hòa tan phổ biến trong đất mặn là đó clorua và sunphát canxi, natri và magie, nhiều loại đất mặn còn cả thạch cao.
Những đặc điểm của đất bị nhiễm mặn
Đất nhiễm mặn sẽ thường có một số đặc điểm như:
- Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét cao (50% – 60%).
- Trong đất chứa nhiều muối tan như: Na2SO4, NaCl.
- Khi kiểm tra thì có phản ứng trung tính hay có hơi tính kiềm.
- Đất nhiễm mặn sẽ không còn độ tơi xốp, nghèo mùn, đạm.
- Các vi sinh vật trong đất nhiễm mặn hoạt động yếu.
Vì sao đất lại bị mặn?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho đất nhiễm mặn, nhưng chủ yếu bởi do tác động từ thiên nhiên và con người.
Đất nhiễm mặn do tác động của thiên nhiên:
Sự phá hủy đá thành các khối nhỏ vụn (trong phong hóa vật lý) và trầm tích địa lý nước ngầm đã tạo ra sự tích tụ muối trong đất.
Do sự xâm nhập nước mặn khiến cho hàm lượng natri, đa phần là natri clorua (muối ăn) tích tụ nhiều trên mặt đất, dẫn đến tình trạng đất bị nhiễm mặn.
Do mực nước biển dâng cao sẽ chảy vào trong các mạch nước ngầm trong nội địa, lâu ngày không thoát hơi được hoặc không có mưa để rửa trôi thì lâu dần đất sẽ nhiễm mặn.
Đất nhiễm mặn do tác động của con người:
Trong quá trình canh tác, bà con sử dụng nước tưới được dẫn trực tiếp từ sông hồ. Mà trong đó lại chứa một lượng muối khoáng lớn, lâu ngày tích tụ dần khiến cho đất nhiễm mặn.
Cách nhận biết đất bị nhiễm mặn
Để nhận biết được đất có nhiễm mặn hay không thì sẽ có một số dấu hiệu như:
- Khi quan sát sẽ thấy một lớp muối trắng xuất hiện trên bề mặt đất.
- Đất nhiễm mặn có cấu trúc kém, dễ nứt nẻ, không còn độ tơi xốp.
- Cây trồng trong đất nhiễm mặn sẽ còi cọc, kém phát triển, khó khăn trong quá trình hấp thụ các dưỡng chất.
- Để chính xác hơn bà con có thể kiểm tra độ pH trong đất, đất bị nhiễm mặn có độ pH cao hơn so với đất bình thường (pH>8).
Đất mặn gây ảnh hưởng gì đến quá trình canh tác
- Khi đất bị nhiễm mặn thì áp suất thẩm thấu của đất tăng lên, gây khó khăn trong quá trình trao đổi nước.
- Quá trình tổng hợp những chất dinh dưỡng từ gốc lên cây cũng bị tạm ngưng.
- Đất nhiễm mặn gây ức chế sự hấp thụ khoáng chất, ion của rễ cây.
- Đất bị nhiễm mặn sẽ kìm hãm sự phát triển của cây trồng do nền đất chặt làm cản trở quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.
Bên cạnh đó, đất bị nhiễm mặn thì cũng sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm mặn theo. Nếu bà con sử dụng nước mặn trong ăn uống và sinh hoạt thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dùng. Cụ thể đó là những loại bệnh hại về hệ tiêu hóa, viêm da,…
Đất mặn thường xuất hiện nhiều ở khu vực nào?
▶️ Theo số liệu thống kê thì nước ta có diện tích đất bị nhiễm mặn là 1 triệu hecta và chiếm khoảng 3% diện tích đất tự nhiên cả nước. Với đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam thì những khu vực đất trồng ở gần biển sẽ thường xuyên bị nhiễm mặn.
▶️ Những khu vực đất thường bị nhiễm mặn đó là: Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh duyên hải miền Trung (Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận,…)
Tổng hợp một số biện pháp cải tạo đất mặn sử dụng canh tác cây trồng
Để bà con an tâm canh tác vườn trồng mà không cần phải lo lắng về những ảnh hưởng của đất bị nhiễm mặn thì Sinh Học AQ đã nghiên cứu và tổng hợp các biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn như sau:
Kỹ thuật xử lý đất mặn bằng phương pháp thủy lợi
➡️ Thủy lợi lại phương pháp phổ biến nhất được nhiều nhà vườn sử dụng để cải tạo sử dụng đất mặn. Về bản chất thì đất mặn chứa nhiều loại muối hòa tan như sulfate, chloride Na, Mg và Ca, nên chúng có thể dễ dàng bị rửa trôi bởi nước tưới hoặc nước mưa.
➡️ Khi đưa nước ngọt vào vườn thì bà con cần tiến cày, xới, đánh bóng đất, để nước được thẩm thấu đều. Sau đó cần ngâm nước trên vườn trong một khoảng thời gian nhất định để muối được tan trong đất. Cuối cùng, cần rút nước ra khỏi ruộng, bà con nên dẫn nước ra kênh, mương và sông.
➡️ Việc tưới nước cho cây bằng nước ngọt sẽ phần nào giúp rửa trôi bớt độ mặn có trong đất. Để hạn chế đất trồng thường xuyên bị nhiễm mặn thì bà con cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý, để cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây trồng.
Kỹ thuật xử lý đất mặn bằng các phương pháp canh tác
➡️ Để cải tạo đất mặn bà con nên chủ động cày đất không lật, xới qua lại nhiều lần và nên thường xuyên luân canh cây trồng, nuôi thêm các loại vật nuôi khác để giảm bớt được tình trạng nhiễm mặn của đất trồng.
➡️ Bà con cũng có thể lựa chọn trồng các loại cây chịu được độ mặn của đất như: đậu phộng, dưa leo, tỏi, cà chua, củ cải đường, đậu nành, đậu đũa, bí xanh,…
➡️ Đồng thời, để cải tạo đất nhiễm mặn thì bà con có thể nuôi thêm tôm để gia tăng hiệu quả kinh tế.
Kỹ thuật xử lý đất mặn bằng phương pháp bón vôi cho đất
➡️ Sử dụng bột vôi để rắc lên toàn vườn với công dụng nhằm cải tạo, xử lý đất bị nhiễm mặn được đa số nhà vườn áp dụng.
➡️ Sau khi rắc vôi lên toàn vườn, thì bà con cần cho nước ngọt vào trong vườn và bổ sung những hợp chất hữu cơ cho đất, sẽ giúp tăng cường sự phát triển của vi sinh vật có lợi, giúp rửa sạch mặn, giảm hàm lượng đất sét và tăng tỷ lệ các hạt limon, keo, giúp đất tơi xốp, thoáng khí hơn.
➡️ Vôi còn được sử dụng để giải độc, thải được độ mặn của đất ra ngoài và ổn định độ pH của đất. Tùy vào mức độ đất bị nhiễm mặn, mà liều lượng vôi bón cho vườn cũng sẽ khác nhau.
Kỹ thuật xử lý đất mặn bằng phương pháp sinh học
➡️ Hiện nay, nhiều nhà vườn đã dần chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học để cải tạo đất bị nhiễm mặn, nhằm hạn chế những tác động xấu đất đai và môi trường xung quanh.
➡️ Nhờ được điều chế ra với chủng vi sinh hữu ích, hợp chất hữu cơ, nên các loại thuốc sinh học sẽ giúp xử lý và cải tạo lại đất nhanh chóng sau quá trình nhiễm mặn, chai cứng do dùng bón phân hóa học lâu năm.
Ưu nhược điểm của biện pháp cải tạo đất mặn bằng vôi và thuốc sinh học
Sử dụng vôi và thuốc sinh học là hai phương pháp phổ biến nhất, được nhiều nhà vườn sử dụng để cải thiện độ pH của đất, giúp giảm mặn, cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây trồng.
Tuy nhiên, ở hai phương pháp này sẽ đều sẽ ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn thực hiện phương pháp nào thì phải phụ thuộc vào nhu cầu của nhà vườn cũng như tình trạng của đất:
Ưu điểm và nhược điểm dùng vôi để cải tạo đất bị nhiễm mặn
Ưu điểm:
▶️ Vôi có hiệu quả nhanh chóng, giúp trung hòa độ mặn và độ axit trong đất nhanh chóng, làm giảm độ mặn, cải thiện độ pH của đất trồng.
▶️ Việc bón vôi rất đơn giản, không cần đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp và vôi lại có giá thành rẻ.
Nhược điểm:
▶️ Mặc dù, vôi có thể cải thiện đất nhiễm mặn nhanh chóng, nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Sau đó, thì đất lại bị tái nhiễm mặn lại, nhất là ở những khu vực đất trồng có nguồn nước mặn.
▶️ Vôi chỉ phù hợp với những đất có độ pH thấp và không hiệu quả với đất có tính kiềm.
▶️ Để cải tạo đất nhiễm mặn hiệu quả, bà con cần phải sử dụng lượng vôi lớn, điều này có thể gây tốn kém nếu diện tích đất cần cải tạo lớn.
▶️ Khi sử dụng vôi để cải tạo đất trồng trong thời gian dài sẽ làm chai, cứng đất và bó rễ cây trồng. Ngoài ra, vôi sẽ làm tiêu diệt hết các loại vi sinh vật có hại lẫn có lợi có trong đất.
Ưu điểm và nhược điểm dùng thuốc sinh học để cải tạo đất bị nhiễm mặn
Ưu điểm:
▶️ Thuốc sinh học có thành phần là các chủng vi sinh, hợp chất hữu cơ nên rất an toàn và thân thiện với môi trường, thuốc sẽ không gây hại cho môi trường, sức khỏe con người. Việc này rất quan trọng đối với những vườn trồng canh tác nông sản sạch và bền vững.
▶️ Bên cạnh việc cải tạo đất trồng bị nhiễm mặn thì thuốc sinh học còn giúp ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất, giúp cải thiện tốt cấu trúc của đất, làm cho đất trở nên tơi xốp và dễ thoát nước hơn.
▶️ Thuốc sinh học có thể giúp cải thiện được chất lượng đất lâu dài, giúp tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất, hỗ trợ cải thiện khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
▶️ Thuốc sinh học không thay đổi nhanh chóng độ pH của đất như vôi mà đất sẽ từ từ thay đổi và duy trì sự ổn định của đất trồng tròng lâu dài.
Nhược điểm:
▶️ Thuốc sinh học phải mất một khoảng thời gian lâu thì mới thấy được hiệu quả cải thiện của đất trồng.
▶️ So với vôi thì thuốc sinh học lại có chi phí cao hơn, tuy nhiên, giá thành của thuốc sinh học lại hoàn toàn phù hợp với hiệu quả vượt trội mà thuốc mang lại cho đất trồng.
Thời điểm thích hợp để thực hiện các biện pháp cải tạo đất mặn
Để kỹ thuật cải tạo đất nhiễm mặn được diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả vượt trội thì bà con cần xác định đúng các thời điểm thích hợp để thực hiện như: sau mưa, trước khi trồng cây, trong quá trình canh tác,… Dưới đây, AQ sẽ chia sẻ đến bà con chi tiết từng thời điểm để thực hiện biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn:
✅ Sau mùa mưa: Sau mùa mưa là thời điểm phù hợp nhất để bà con thực hiện các biện pháp cải tạo đất mặn, bởi nước mưa sẽ giúp rửa trôi bớt một phần muối có trong đất, làm giảm độ mặn. Việc thực hiện các phương pháp cải tạo đất vào lúc này sẽ giúp đất thấm nhanh hơn, giúp giảm thiểu độ mặn của đất đạt tốt hơn.
✅ Trước khi trồng cây: Trước khi trồng cây, bà con nên thực hiện các biện pháp cải tạo đất mặn để đất trồng được rửa mặn, đất tơi xốp, nhiều vi sinh có lợi, giúp cây trồng trong mùa vụ mới được hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất có lợi từ đất. Việc xử lý đất mặn ngay từ ban đầu, sẽ là tiền đề giúp cây trồng được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
✅ Trong quá trình trồng trọt: Trong quá trình canh tác, nếu đất bị nhiễm mặn thì bà con hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp canh tác để cải tạo và xử lý đất.
Tuy nhiên, bà con cần chú ý đến những kỹ thuật canh tác, tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ rễ cây và cần tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp để hạn chế những tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Biện pháp cải tạo đất mặn nâng cao độ phì nhiêu – AQ99 Xử lý đất
AQ99 Xử lý đất là dòng sản phẩm sinh học giúp xử lý, cải tạo đất trồng bị nhiễm mặn có hiệu quả nhanh chóng, an toàn, giá tốt, hiện đang được rất nhiều bà con ưa chuộng.
Do được điều chế ra với các chủng nấm, vi sinh vật kết hợp nên sản phẩm đã mang đến hiệu quả vượt trội, giúp phục hồi, cải tạo đất khỏe, nâng cao độ phì nhiêu, tăng thêm vi sinh vật có lợi trong đất, nâng cao sức chống chịu của cây trước nấm bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thành phần của sản phẩm sinh học cải tạo đất bị nhiễm mặn AQ99
✅ Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml
✅ pHH2O: 5
✅ Tỷ trọng: 1,1
✅ AQ99 được sản xuất ra trên công nghiệp tạo sản phẩm ra từ 11 chủng vi sinh hữu ích như: Actinomyces spp, Bacillus subtilis, Mucor spp, Saccharomyces spp, Trichoderma sp, Aspergillus spp, Emericella spp, Pseudoeurotium, Penicillium spp, Rhodopseudomonas (2)
Công dụng của sản phẩm sinh học cải tạo đất bị nhiễm mặn AQ99
✅ AQ99 giúp xử lý, cải tạo nhanh đất trồng bị nhiễm mặn chỉ trong 2 lần sử dụng (sản phẩm có thể được sử dụng trên mọi loại đất canh tác).
✅ Hỗ trợ giúp cây vượt stress hạn mặn, nâng cao độ màu mỡ, tơi xốp, độ phì nhiêu cho đất trồng.
✅ Giúp ức chế và tiêu diệt các nguồn nấm bệnh, sâu bệnh và giúp tăng cường vi sinh vật có lợi cho đất.
✅ Sản phẩm được điều chế ra với các chủng vi sinh hữu cơ nên an toàn toàn cho người và hệ sinh thái xung quanh.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm sinh học cải tạo đất bị nhiễm mặn AQ99
✅ Sử dụng 1 lít sản phẩm AQ99 để xử lý trực tiếp cho diện tích 5000m2 trồng lúa.
✅ Sử dụng 1 lít sản phẩm AQ99 + 400 – 600 lít nước sạch để tưới cho vườn cây ăn trái hoặc vườn cây rau màu. Khi tưới bà con nên tạo lỗ tưới dích dắc để thuốc ngấm sâu vào trong đất
✅ Đối với đất nhiễm mặn nhẹ thì bà con cần sử dụng từ 2 – 3 lần, với đất nhiễm mặn nhiều thì bà con sử dụng từ 4 – 5 lần.
✅ Có thể sử dụng kỹ thuật phun máy bay để phun thuốc đều trên toàn vườn.
Lưu ý khi sử dụng sản phẩm sinh học cải tạo đất bị nhiễm mặn AQ99
✅ Sau khi tưới thuốc thì bà con cần phải giữ ẩm cho đất bằng cách chống hay hạn chế tình trạng thoát hơi nước.
✅ Cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt độ cao và tránh xa tầm tay của trẻ em, thú cưng.
Vậy là ở bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến quý bà con nhà vườn những thông tin liên quan đến biện pháp cải tạo đất mặn những như các sản phẩm phù hợp để phục hồi đất bị nhiễm mặn. Nếu bà con còn những vấn đề chưa rõ hay cần nghe tư vấn thêm về dòng sản phẩm thuốc cải tạo sử dụng đất mặn AQ99 thì vui lòng gọi ngay đến số Hotline: 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được các kỹ sư của AQ tư vấn và hỗ trợ báo giá trong thời gian nhanh nhất nhé.
33 đánh giá cho AQ99 Xử lý đất mặn, nâng độ phì nhiêu, đất tơi xốp, màu mỡ
Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “AQ99 Xử lý đất mặn, nâng độ phì nhiêu, đất tơi xốp, màu mỡ” Hủy
Sản phẩm tương tự
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Đánh giá trung bình
Đánh giá khách hàng
Vi –
Hung –
Minh –
Kim –
Trâm –
Linh –
An –
Minh Ngân –
Huỳnh –
Như Quỳnh –
Thái –
An –
Như Lan –
Ngoc Anh –
Như Lan –
Ái Linh –
Tuan –
Phan Huỳnh –
han –
Hoàng Tuấn –
An –
Thinh –
Tuan –
NguyenLam –
Ly ngoc –
Phương –
Hương –
Huu Tai –
Cao Nhon –
tấn –
Quoc Minh –
hưởng –
Ly –