Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi và cách phòng trị
Kích thước chữ
Bệnh vàng lá gân xanh là loại bệnh thường gặp, để lại nhiều tác hại và phiền toái cho bà con nhà vườn. Khi phát hiện cây trồng mắc bệnh, bà con nên có biện pháp phòng trừ kịp thời để không ảnh hưởng đến năng suất cây. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về loại bệnh này cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả!
Bệnh vàng lá gân xanh là gì?
Bệnh vàng lá gân xanh là loại bệnh phổ biến trên cây cam, quýt, bưởi. Bệnh gây ra những tác hại trên lá, quả và rễ cây. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây suy giảm hiệu quả kinh tế.
Khi phát hiện cây trồng mắc bệnh vàng lá nổi gân xanh, bà con nên có biện pháp phòng trừ kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng, gây khó khăn trong việc điều trị.
Các tác nhân gây ra bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh vàng lá gân xanh do một loài vi khuẩn gây ra, xâm nhập và tấn công vào mắt ghép, gốc ghép hoặc qua môi giới truyền bệnh. Môi giới truyền bệnh là loài rầy chổng cánh, bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30 độ C.
Các triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh vàng lá gân xanh có những biểu hiện rõ trên rễ cây, lá và quả. Các triệu chứng của bệnh cụ thể như sau:
🔹 Trên quả: quả thường bị méo mó, biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm quả bị lệch sang một bên. Quả có kích thước nhỏ hơn bình thường, hạt thường bị thối.
🔹 Trên lá: khoảng cách giữa các lá ngắn, phiến lá hẹp, lá vàng, tuy nhiên gân lá vẫn có màu xanh.
🔹 Trên rễ: rễ bị thối, rễ tơ bị mất, chỉ còn rễ chính. Đôi khi rễ chính cũng bị thối.
Điều kiện phát triển bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Bệnh vàng lá nổi gân xanh sinh sôi và phát triển mạnh trong những điều kiện sau:
- Vườn cây chăm sóc kém, làm đất kém, môi trường canh tác không đảm bảo
- Đất dễ ngập úng, bị yếm khí gây tình trạng nghẹt rễ
- Chất lượng giống không khỏe, bị nhiễm bệnh từ đầu
- Bệnh lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe, lây lan qua mắt ghép
Phân biệt bệnh vàng lá gân xanh với cây thiếu kẽm
Với bệnh vàng lá gân xanh, cây bị bệnh thường biểu hiện triệu chứng đối với những cây phía ngoài vườn. Diễn biến bệnh rất nhanh. Trên một cây trồng bị vàng lá gân xanh, có cành bị nặng, cành bị nhẹ và cành không bị.
Riêng đối với cây thiếu kẽm, bệnh sẽ biểu hiện đồng loạt ở tất cả cây trong vườn. Ngoài ra, các cành đều có biểu hiện như nhau, không phân chia cành bị nặng hay bị nhẹ. Mức độ diễn biến bệnh cũng khá chậm, cây có thể sống được nhiều năm kể từ khi mắc bệnh.
Bệnh vàng lá gân xanh thường gặp ở những cây nào?
Bệnh thường xuất hiện trên một số loại cây có múi như cây bưởi, cam, quýt…các bạn rất dễ nhận biết bệnh qua các biểu hiện bên ngoài của cây. Như biểu hiện qua lá, trái và rễ, dưới đây là một số loại cây dễ bị mắc bệnh vàng lá nổi gân xanh, với hình ảnh cụ thể.
Bệnh vàng lá gân xanh ở cây bưởi
Cây bưởi khi bị mắc bệnh vàng lá nổi gân xanh, quả bưởi thường nhỏ hơn bình thường, méo mó, khi bổ ra sẽ thấy bị lệch tâm. Bệnh cũng biểu hiện trên lá và rễ cây. Bệnh do vi khuẩn gây nên, lây lan qua môi giới truyền bệnh và mắt ghép, gốc ghép.
Bệnh vàng lá gân xanh ở cây cam
Ngoài cây bưởi, cây cam cũng là loại cây trồng thường mắc bệnh vàng lá nổi gân xanh. Trên cây cam, bệnh cũng biểu hiện qua lá, quả và rễ. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, cho năng suất quả kém chất lượng.
Bệnh vàng lá gân xanh ở cây quýt
Quýt cũng là loài cây có múi thường mắc phải bệnh vàng lá gân xanh. Tương tự như cây bưởi và cây cam, bệnh cũng gây ra các triệu chứng ở quả, rễ và thân trên cây quýt. Với cây bị mắc bệnh, quả quýt thường nhỏ, méo mó, bổ ra bị lệch tâm…
Phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh như thế nào?
Để phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh trên các loại cây có múi một cách triệt để, an toàn các bạn nên sử dụng sản phẩm Phy Fusaco của Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Sản phẩm có tác dụng diệt trừ vi khuẩn, tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cây, thời gian kéo dài, hiệu lực nhanh.
Sử dụng Phy Fusaco theo đúng hướng dẫn sử dụng sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Liều lượng và cách thức dùng như sau:
🔹 Phun trị bệnh: Hòa 250ml vào 200-300 lít nước, tần suất phun 5-7 ngày/lần, phun vào gốc – thân – cành – lá.
🔹 Phun phòng bệnh: Hòa 250ml thuốc vào 400-500 lít nước, tần suất phun 15-30 ngày/lần.
Bài viết đã cung cấp các thông tin về bệnh vàng lá gân xanh cũng như biện pháp phòng trừ nhanh chóng, hiệu quả. Chúc bà con nhà vườn một vụ mùa dồi dào, bội thu!