Một số bệnh trên cây cao su thường gặp và cách phòng trị
Kích thước chữ
Bệnh trên cây cao su là nguyên nhân khiến cho cây trồng kém phát triển, đạt năng suất thấp, gây nhiều tổn hại cho vườn. Hiểu được những nỗi lo đó, AQ đã tổng hợp một số căn bệnh thường gặp ở cây cao su và những biện pháp phòng ngừa hợp lý mà bà con có thể tham khảo như sau:
Tìm hiểu về các bệnh trên cây cao su thường gặp
“Cây cao su thường bị bệnh gì?” là vấn đề được nhiều bà con quan tâm nhất khi canh tác loại cây này vì những tác hại to lớn mà chúng mang đến. Nếu không có kiến thức về bệnh để nhận biết và đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, chậm chí làm chết cây giảm năng suất
Ở tất cả các giai đoạn phát triển từ cây con cho đến khi thu hoạch thì cao su vẫn có khả năng mắc phải bệnh. Cùng AQ tìm hiểu một số bệnh thường gặp, nguyên nhân, đặc điểm và cách phòng trị của chúng sau đây nhé.
Một số bệnh trên cây cao su do nấm bệnh
Nấm hại là một là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho cây cao su mắc phải một số bệnh nguy hiểm, nếu như không kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thì nấm sẽ lây lan và gây nên dịch bệnh tàn phá vườn.
Bệnh phấn trắng ở cây cao su
Nguyên nhân: Nấm Oidium Hevea là nguyên nhân chính khiến cho cao su bị mắc phải bệnh phấn trắng, những tế bào tử gây hại tấn công cây ở loại lứa tuổi từ vườn ươm cho đến vườn đang khai thác. Bệnh phát triển mạnh trong thời tiết nhiệt độ từ 20 – 25 độ C và độ ẩm hơn 90%.
Triệu chứng: Cây cao su khi bị nấm hại tấn công thì thời gian đầu lá non sẽ có màu đồng tím. Về dài lá bị nhăn nheo và có một lớp bột phấn trắng phủ lên trên (đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh). Khi nặng bệnh sẽ để lại những vết loang lổ màu vàng với nhiều hình dạng khác nhau trên mặt lá.
Bệnh nấm hồng ở cây cao su
Nguyên nhân: Nấm Corticium salmonicolor là tác nhân chính khiến cho cao su bị mắc phải bệnh nấm hồng. Bệnh phát triển mạnh mẽ trong mùa mưa và điều kiện thời tiết nóng ẩm. đặc biệt là ở các tháng mưa nhiều.
Triệu chứng: Giai đoạn đầu trên bề mặt của vỏ cây sẽ xuất hiện một lớp nấm phủ màu trắng, khi trở nặng chuyển sang màu hồng. Bệnh khiến cho vỏ cây bị hư, phần vỏ bị bệnh thường xuyên xuất hiện tình trạng xì mủ. Thân cành là những nơi thường xuyên bị nấm hại tấn công nhất.
Bệnh nứt thân xì mủ ở cây cao su
Nguyên nhân: Nấm Botriodyploidia theobromae là nguyên nhân chính khiến tình trạng nứt thân xì mủ xuất hiện trên cây cao su. Những tế bào tử nấm bệnh hình thành trên bề mặt cây và phát tán thông qua gió, nước mưa, côn trùng,…Bệnh phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mùa mưa và có độ ẩm cao.
Triệu chứng: Triệu chứng nhận biết bệnh nứt thân xì mủ xuất hiện trên cao su rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc điểm giống và cả vị trí bệnh trên thân.
Với cây có phần vỏ thân đã hóa nâu thì triệu chứng xuất hiện ban đầu là những mụn nhỏ với kích thước 1 – 2mm về dần liên kết với nhau tạo nên từng cụm mụn lớn hơn và phát triển sang toàn bộ thân cành.
Lớp ngoại bì bị bong tróc ra khỏi vỏ, trung bì và nội bì sẽ trở nên cứng và dày hơn. Khi nấm Botriodyploidia theobromae xâm nhập vào nội bì và trung bì trong khoảng thời gian dài sẽ gây nên những vết nứt và thậm chí sẽ có mủ rỉ ra, gây tổn hại cây.
Một số bệnh trên cây cao su do côn trùng gây ra
Côn trùng, sâu bọ luôn là nỗi lo lắng của không ít bà con trong công việc canh tác, chúng không chỉ mang đến bệnh hại cho vườn mà còn tấn công tác động khiến lá, thân, quả của cao su bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng AQ tìm hiểu một số bệnh thường gặp trên cây cao su do côn trùng gây ra như sau.
Rệp sáp gây hại cây cao su
Đặc điểm: Rệp sáp là loại gây hại với sức tấn công mạnh mẽ, với khả năng bùng dịch cao và xuất hiện vườn cao su quanh năm. Những con cái trưởng thành có kích thước từ 2,5 – 5mm. chúng không có cánh và được phủ một lớp trắng lên trên. Con đực với màu xám nhạt, cánh mỏng trong suốt và có chiều khoảng 1mm.
Cách thức gây hại: Loài rệp sáp này tấn công vườn cao su bằng cách hút chích nhựa của cây, khiến lá bị vàng, cây phát triển kém và còi cọc. Mật độ rệp sáp trong vườn càng cao sẽ dẫn đến hiện tượng khô cành và khô ngọn. Nếu không kịp thời phòng ngừa thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Nhện trắng tấn công gây hại cây cao su
Đặc điểm: Những con nhện cái trưởng thành có hình ô van, màu trắng vàng, 4 chân và chiều dài khoảng 1 – 1,5 mm. Những con nhện đực thì trông nhỏ hơn và hai đầu hơi nhọn. Vòng đời của chúng diễn ra theo 4 giai đoạn: Trứng – Ấu Trùng – Thành Trùng – Con trưởng thành/
Cách thức gây hại: Những con nhện trưởng thành và các con non thường tập trung dưới mặt lá non và tiến hành hút chích nhựa tạo nên những vệt màu nâu dọc theo gân lá, chúng khiến phiến lá bị nhăn d0i, uốn cong và cụp xuống. Sự lớn mạnh của nhện cũng sẽ hoa và cây không thể phát triển.
Sùng, mối tấn công hại cây cao su
Đặc điểm: Sâu non của các loài bọ rầy cánh cứng hay còn được gọi là sùng. Những loại sùng gây hại này thường có vòng đời diễn ra khá ngắn chỉ trong một năm. Sâu non thân cong chữ C, màu trắng ngà và dài khoảng 2 – 5cm, sống dưới đất. Khi trưởng thành thì chúng có màu nâu, dài 1 – 3cm.
Cách thức gây hại: Chúng tấn công và gây hại đến cao su trong nhiều giai đoạn. Những con trưởng thành thì cắn gặm lá và ăn trụi hết lá cây, còn con non thì sinh sống dưới đất lấy rễ non làm nguồn thức ăn chính.
Hậu quả do bệnh trên cây cao su gây ra cho cây trồng?
🔴 Nấm hại hay côn trùng tấn công đều là nỗi lo lắng lớn của nhà nông vì khiến cây chậm phát triển, trở nên còi cọc.
🔴 Nếu không kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa thì các yếu tố gây bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và lây lan tấn công những vườn lân cận.
🔴 Những vườn bị côn trùng, nấm hại tấn công sẽ không thể đạt năng suất và chất lượng, gây ảnh hưởng không nhỏ về mặt kinh tế của bà con.
Hướng dẫn cách phòng trị bệnh trên cây cao su hiệu quả
Hiểu được niềm cực khổ của người nông dân khi phải tự mình chống chịu đủ các loại bệnh ở cây cao su, AQ đã tổng hợp giúp một số các biện pháp phòng ngừa hữu ích, hiệu quả cao mà nhà nông có thể tham khảo thêm sau đây:
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh hại ở cây cao su
✅ Chọn những giống cao su khỏe mạnh, sạch bệnh có khả năng phát triển trước nhiều loại nấm hại, sâu bệnh.
✅ Thường xuyên ghé thăm vườn và quan sát kỹ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất ổn của cây cao su.
✅ Loại bỏ những bộ phận có dấu hiệu bị mầm bệnh tấn công, tránh để lây lan sang các cây đang khỏe mạnh lân cận.
✅ Bón phân một cách hợp lý để cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây lớn mạnh hơn.
Dùng thuốc hóa học xử lý bệnh hại ở cây cao su
Đối với những vườn cao su mà tình trạng nấm hại, côn trùng tấn công một cách mạnh mẽ, tốc độ bị nhiễm bệnh quá nhanh khiến bà con không thể kiểm soát kịp thời. Thì thuốc hóa học sẽ là giải pháp hữu ích lúc này, đặc tính mạnh trong thuốc sẽ giúp vườn khỏe mạnh một cách nhanh chóng.
⚠️Cảnh báo: Khi sử dụng thuốc hóa học bà con không nên quá lạm dụng vào nó vì sẽ khiến cho sức khỏe người nông dân bị ảnh hưởng xấu và vùng đất canh tác trở nên khô cằn, cạn dinh dưỡng trong thời gian dài.
Thuốc phòng trị nấm gây bệnh trên cây cao su Phy FusaCo
Nhằm giúp bà con bảo vệ vườn cao su của mình khỏi tác nhân nấm hại gây nên. AQ xin giới thiệu thuốc đặc trị Phy FusaCo với các thành phần bên trong sẽ tiêu diệt nấm bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Thành phần của thuốc trị nấm bệnh ở cây cao su Phy FusaCo
Trichoderma spp, Chaetomium spp, Bacillus subillis tổng số 1,5×10^8 CFU/ml vi sinh trong thuốc (Được điều chế dựa trên công nghệ kết hợp bào tử từ các chủng nấm đối kháng cùng hoạt chất Enzym ngoại bào – kháng sinh học).
Công dụng của thuốc trị nấm bệnh ở cây cao su Phy FusaCo
✅ Thuốc có khả năng phòng trừ và tiêu diệt nấm hại tấn công gây bệnh cho cao su.
✅ Giúp cây tăng sức miễn dịch, có thời gian hiệu lực kéo dài và độ phủ rộng lớn.
✅ Nâng cao chất lượng cây trồng mà không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nấm bệnh ở cây cao su Phy FusaCo
✅ Phun trị nấm hại gây nên các loại bệnh ở cây cao su: Trộn đều hỗn hợp dung dịch gồm 400 – 600 lít nước sạch cùng 250ml Phy FusaCo sau đó phun kỹ vùng gốc và lá – thân – cành của cây. Sử dụng 5 – 7 ngày cách nhau 1 lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
✅ Phun phòng nấm hại gây nên các bệnh ở cây cao su: Pha 250ml sản phẩm cùng 800 – 1000 lít nước rồi định kỳ tưới tiêu với chu kỳ 15 – 30 ngày/ lần.
Xử lý xì mủ ở cây cao su
✅ Loại bỏ các lớp vỏ hỏng rồi lau vết thương bằng nước sạch.
✅ Hòa 250ml Nano Cu AQ43 (Có tác dụng làm vết thương làm lành) cùng với 250ml Phy FusaCo và 500ml nước.
✅ Mỗi lần cách nhau từ 3 – 4 ngày thì quét thuốc trực tiếp lên những chỗ bị thương từ 2 – 3 lần.
✅ Hòa 40 – 45ml nước sạch cùng với 50ml Phy FusaCo sau đó phun đều lên thân và vùng dưới đất quanh tán gốc để ngăn ngừa bệnh tái phát ở vị trị khác.
Thuốc phòng trừ sâu hại gây bệnh trên cây cao su Mebe Pa
Sâu hại là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cần phải được mau chóng loại bỏ khỏi vườn, nếu không chúng sẽ nhanh chóng phát triển và sinh sản tàn phá cả vườn cao su lẫn những vườn lân cận. Mebe Pa với nhiều thành phần sẽ giúp ích nhiều bà con trong công cuộc tiêu diệt chúng.
Thành phần của thuốc trị sâu hại ở cây cao su Mebe Pa
Metarhizium spp, Paecilomyces spp, Beauveria sp, Verticillium sp,.. chiếm tổng số 1×10^8 CFU/g trong thành phần thuốc (Gồm nấm 4 màu: xanh, trắng, tím và xám).
Công dụng của thuốc trị sâu hại ở cây cao su Mebe Pa
✅ Kiểm soát ký sinh và tiêu diệt các loại côn trùng hiệu quả từ giai đoạn trứng cho tới những con trưởng thành hại cây.
✅ Vi nấm trong thuốc nhiễm vào côn trùng và sinh ra các bào tử khiến chúng ngừng ăn rồi từ từ lăn ra chết. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tự phát tán lên bầy đàn của chúng.
✅ Thuốc không chỉ có hiệu quả cao mà còn đảm bảo an toàn cho vườn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu hại ở cây cao su Mebe Pa
✅ Phun trị côn trùng gây nên các loại bệnh ở cây cao su: Pha hỗn hợp gồm 20 lít nước sạch cùng 20g Mebe Pa rồi phun kỹ đều các bộ phận cây. Cách 5 – 10 ngày thì sử dụng 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
✅ Phun phòng côn trùng gây nên các loại bệnh ở cây cao su: Pha hỗn hợp chứa 20 lít nước với 10g Mebe Pa rồi định kỳ phun 15 – 30 ngày/ lần với tần suất 3 – 5 lần/ vụ.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bà con một số thông tin về bệnh trên cây cao su như: Đặc điểm, triệu chứng, hiệu quả cũng như là các phương pháp phòng ngừa, bảo vệ vườn cây luôn khỏe mạnh.