Bệnh thối trái lê nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị

Bệnh thối trái lê nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị

04/01/2024

Kích thước chữ

Bệnh thối trái lê là loại bệnh mà người trông lê thường gặp phải. Bệnh này gây thối trái làm giảm sản lượng của bà con, bệnh còn lây lan sang những quả lân cận với tốc độ chóng mặt. Cứ đến mùa thu hoạch đặc biệt vào mùa hè, trái lê sẽ bị tình trạng thối rữa khi đã đạt được độ chín nhất định. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách phòng trị bệnh như nào? Xin mời bà con cùng AQ tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh thối trái lê

Bệnh thối trái lê có tác hại như thế nào và cách phòng trị
Bệnh thối trái làm giảm chất lượng nông sản vầ gây mất giá trên thị trường

Bệnh thối trái lê là một trong số các loại bệnh mà trong nông nghiệp hay mắc phải, ảnh hưởng đến chất lượng của trái lê, kinh tế của bà con bị giảm sút, gây thiệt hại không nhỏ. bà con có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng của trái lê bị thối khi xuất hiện các mảng nâu, có mùi thối, úng nước.

Nguyên nhân gây ra bệnh thối trái lê

Bệnh thối trái lê có tác hại như thế nào và cách phòng trị
Nấm Monilinia spp là tác nhân chính gây ra bệnh thối quả trên cây lê

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thối trái trên cây lê là do một loại nấm có tên là Monilinia spp tấn công trực tiếp đến quả. Nấm này thường hay gây bệnh ở một số loại quả như đào, mận, quả việt quất, mâm xôi và đặc biệt là quả lê.

Ngoài do nấm thì còn một số tác động gây ra bệnh như:

🔶 Quả bị bệnh ở trên cây quá lâu ngày mà không hái bỏ.

🔶 Có thể bị nhiễm do vết cắn, chích của côn trùng tạo ra các vết nứt khi chín, lúc này các bào tử xâm nhập vào sẽ xảy ra hiện tượng phân hủy và gây thối trái trên quả lê.

🔶 Khi mùa hè tới, thời tiết nóng ẩm là điều kiện để bảo tử hình thành ở quả lê, gió sẽ kéo theo côn trùng từ đó tốc độ bệnh có thể lan ra toàn vườn hoặc từ vườn này đến vườn khác.

🔶 Cây quá già, không còn sức để chống lại một số tác động gây bệnh và từ đó trái sẽ dẽ bị thối hơn.

Nhận bệnh thối trái lê qua dấu hiệu nào?

Dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm: trên quả lê xuất hiện hiện tượng đóng mảng, chuyển sang màu nâu, trữ nước và có mùi khá nồng. Bà con cần phát hiện những dấu hiệu gây bệnh sớm để kịp thời ngăn chặn và triệt tiêu.

Bệnh thối trái lê gây ra tác hại gì cho nhà vườn

✅ Tình trạng nhẹ: Chỉ đóng vảy, chuyển màu sang đen gây mất thẩm mỹ cho quả lê, nhưng bên trong phần thịt vẫn ăn được.

✅ Tình trạng nặng: Thối nhũn trái, lây lan sang các trái lân cận từ đó có thể hư hại cả vườn.

✅ Không đạt sản lượng, chất lượng trái giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của bà con.

Một số biện pháp phòng trừ bệnh thối trái lê hiệu quả

Bệnh thối trái lê có tác hại như thế nào và cách phòng trị
Điều chỉnh lượng nước tưới và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây, để nuôi trái phát triển tốt

Để ngăn ngừa việc xuất hiện của bệnh cũng như hạn chế được tình trạng lây lan diện rộng thì bà con tham khảo một cách sau đây:

Vứt bỏ các trái bị nhiễm bệnh: Thường xuyên kiểm tra, nếu trái xuất hiện tình trạng của bệnh cần loại bỏ ngay để ngăn chặn sự lây lan toàn vườn.

Tưới cây hợp lý: Khi cây xuất hiện trái, đặc biệt thời gian sắp thu hoạch cần hạn chế việc tưới nước quá nhiều đặc biệt vào buổi tối để tránh tăng độ ẩm, trái trữ nước nhiều.

Cung cấp dưỡng chất cho cây: để tăng cường sức đề kháng cho cây cần bổ sung chất dinh dưỡng, bón phân hợp lý cải thiện sức khỏe của cây.

Chọn giống cây: việc chọn giống lê rất quan trọng, cần chọn những cây không bị nhiễm bệnh, có sức đề kháng cao. Bà con có thể tham khảo một số giống cây tốt từ các chuyên gia để chọn cây phù hợp.

Bảo vệ cây khi gặp thời tiết bất lợi: mưa quá nhiều hay nắng gắt bà con nên sử dụng biện pháp bằng cách dùng vật dụng chuyên để che chắn.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh thối trái lê

Thuốc hóa học có nhiều hoạt tính mạnh có tác dụng cao khi phòng trị bệnh thối trái lê, vừa đạt hiệu quả và vừa tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nhưng bà con cần đúng và không nên lạm dụng thuốc hóa học quá nhiều, bởi tác dụng không tốt mà nó mang đến.

⚠️Cảnh báo: Không thể phủ nhận những lợi mà thuốc hóa học mang lại. Tuy nhiên nó có thể gây ra một số bệnh ở con người như ung thư, vấn đề phổi,… và còn ảnh hưởng tới môi trường tư nhiên. Sản phẩm không đạt chất lượng sẽ bị bên mua trả về vì chất hóa học vượt quá mức cho phép.

Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên hơn, bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc sinh học thay thế cho hóa học không những đạt hiệu quả cao mà còn an toàn hơn.

Thuốc đặc trị bệnh thối trái lê Phy Fusaco hiệu quả và an toàn

Bệnh thối trái lê có tác hại như thế nào và cách phòng trị
Phy FusaCo tiêu diệt tận gốc nấm hại quả lê, giúp phòng ngừa bệnh thối trái hiệu quả và an toàn

Nhiều bà con vẫn đang gặp khó khăn về tìm sản phẩm nào để trị bệnh thối trái trên cây lê. Để tìm thuốc nhanh nhất bà con có thể tham khảo một số sản phẩm sinh học ở Công Ty Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Tất cả các sản phẩm đều chất lượng và phù hợp về giá cả.

AQ xin được giới thiệu tới quý bà con thuốc đặc trị bệnh thối trái lê Phy Fusaco – Chuyên trị: phòng trừ các loại nấm, bệnh thối nhũn, thối gốc, thán thư, xì mủ,…

Thành phần thuốc trị bệnh thối quả ở cây lê Phy Fusaco

Vi sinh tổng số bao gồm: Trichoderma spp, Chaetomium spp, Bacillus subtilis: 1.5×10^8CFU/ml (Kết hợp công nghệ sản xuất với Bào tử gốc các chủng nấm đối kháng ChaetomiumTrichoderma với các hoạt chất ngoại bào (Enzym) – Nano chitosan và hoạt chất kháng sinh học.

Công dụng của thuốc đặc trị bệnh thối quả ở cây lê Phy Fusaco

✅ Phòng ngừa và điều trị các bệnh như nứt thân, xì mủ, thán thư, thối nhũn, thối thân, thối gốc, ghẻ loét, chết dây, sương mai… do Collectotricum, Fusarium, Phytopthora,…

✅ Tăng đề kháng cho cây để chống lại các loại nấm như đốm lá, loét vi khuẩn, sương  mai, héo rũ, nấm hồng, ghẻ sẹo.

✅ Hệ miễn dịch được tăng cường, có hiệu quả nhanh, chống bệnh lâu dài

✅ An toàn và không gây độc hại, chất lượng trái được đảm bảo.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh thối quả ở cây lê Phy Fusaco

Trước khi dùng thuốc Phy Fusaco để trị bệnh, bà con nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để cho ra hiệu quả tốt nhất:

Phun trị: một chai 250 ml pha tương ứng 400-600 lít nước phun từ lá – cành – thân và dưới gốc, 5-7 ngày/ lần.

Phun phòng: cũng một chai 250ml pha nhiều nước hơn từ 800-1000 lít phun cách nhau từ 15-30 ngày/lần.

Mua thuốc đặc trị bệnh thối trái lê ở đâu uy tín, giá tốt?

Trên thị trường có nhiều loại thuốc trị quả lê bị thối, nhưng rất nhiều sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và phun không hiệu quả. Nên để tìm thuốc chất lượng bà con nên tìm hiểu sản phẩm thật kỹ trước khi đặt mua. Bà con có thể tham khảo mua sản phẩm tại Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, khi mua sản phẩm tại công ty chúng tối bà con sẽ nhận được:

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng do cục BVTV cấp phép được sản xuất theo công nghệ hiện đại, tân tiến.
  • Chuyên viên tư vấn và đội ngũ kỹ sư sẽ trả lời những câu hỏi thắc mắc của bà con 24/24.
  • Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn và giá cả phù hợp.

Ở bài viết trên, AQ đã chỉ rõ nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách phòng trị bệnh thối trái lê thật kỹ càng và chi tiết. Hy vọng, qua bài viết trên bà con có thêm nhiều kiến thức hơn, nếu vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết được thì hãy liên hệ qua Hotline: 028 8889 7322 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *