Phòng trị bệnh thối gốc ớt hiệu quả và nguyên nhân do đâu?

Phòng trị bệnh thối gốc ớt hiệu quả và nguyên nhân do đâu?

25/07/2024

Kích thước chữ

Bệnh thối gốc ớt là loại bệnh tấn công trực tiếp bộ rễ, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước, các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tình trạng bệnh đang là nỗi lo của nhiều hộ trồng ớt, vì nếu như không xử lý kịp thời, toàn vườn sẽ bị chết, kinh tế bà con bị đe dọa.

Tìm hiểu về bệnh thối gốc ớt

Cách phòng trừ bệnh thối gốc ớt và nguyên nhân do đâu
Tình trạng thối gốc cây ớt làm ảnh hưởng đến khả năng sống, sự phát triển, sinh trưởng, toàn vườn có thể bị chết hàng loạt nếu không xử lý kịp thời

Bệnh thối gốc ớt là tình trạng bệnh đe dọa đến sự sống của cây, phần gốc của cây bị nấm bệnh tấn công gây thối nhũn, các mạch dẫn bị phá hủy, bộ rễ bị ảnh hưởng, khiến cây không thể hấp thụ các chất cần thiết dễ dàng. Từ đó, khiến cây bị héo rũ và chết dần, gây hại nghiêm trọng đến công sức, tiền của chăm sóc của nhiều hộ trồng ớt.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thối gốc ớt

Cách phòng trừ bệnh thối gốc ớt và nguyên nhân do đâu
Nấm Fusarium spp, Rhizoctonia solani pythium spp là nguyên nhân chính khiến cây ớt bị bệnh thối gốc nguy hiểm

Cây ớt bị thối gốc, nguyên nhân là do 2 loại nấm Fusarium spp, Rhizoctonia solani pythium spp gây ra. Chúng xâm nhập qua đất trồng, hạt giống cũ bị nhiễm bệnh từ trước kết hợp với điều kiện ẩm ướt, độ ẩm trong đất cao, khó thoát nước sẽ càng làm nấm bệnh phát triển và có cơ hội tấn công cây trồng.

Dấu hiệu của bệnh thối gốc ớt

Nhận biết bênh thối gốc cây ớt thông qua một số biểu hiện mà bà con có thể thấy được như sau:

🔶Bệnh thường gây hại ở những cây con, còn những cây trưởng thành sẽ hiếm gặp hơn.

🔶Loại nấm bệnh đặc trưng này gây hại lên các mô thân và rễ nằm ở dưới và sát mặt đất khiến các bộ phận này bị thối rữa.

🔶Thời gian đầu, bệnh vẫn chưa phát triển mạnh nên cây vẫn nảy mầm, sinh trưởng bình thường, đến một giai đoạn nhất định gốc cây sẽ ăn sâu, dần chuyển màu, bóp nhẹ có dấu hiệu mềm nhũn.

🔶Khi nhổ những cây bị thối gốc bà con có thể thấy được, hầu hết các cây bị nhiễm bệnh đều không có rễ nhánh, rễ cái bị ngắn hơn so với các loại cây bình thường. Màu sắc của những loại rễ này đều bị chuyển màu sang nâu sẫm.

Tác hại do bệnh thối gốc ớt gây ra

Bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cây ớt, dưới đây là một số tác hại ảnh hưởng đến sự phát triển của cây:

🔶Bộ rễ được coi là đầu não của cây bị phá hủy nghiêm trọng, không có dấu hiệu ra rễ mới, nấm bệnh làm cho bộ rễ bị thối, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây.

🔶Phần gốc bị thối làm cắt đứt sự liên kết, quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của cây bởi mạch dẫn bị hủy hoại, thối nhũn. Từ đó, cây bị héo rũ dần, không thể phát triển, còi cọc và chết dần.

🔶Nếu tình trạng bệnh gây lây lan toàn vườn và không xử lý kịp thời, vườn ớt có thể bị chết hàng loạt, bà con có thể mất trắng mùa vụ ớt, ảnh hưởng đến kinh tế, công sức chăm bẵm của nhiều nhà vườn.

Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh thối gốc ớt đơn giãn, hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh thối gốc ớt và nguyên nhân do đâu
Phương pháp hỗ trợ chăm sóc và ngăn ngừa nấm gây bệnh thối gốc ở cây ớt hiệu quả

Qua những hậu quả mà loại bệnh này để lại, bà con cần ngay lập tức tiến hành một số biện pháp phòng trừ nấm bệnh và điều trị từ sớm để tránh lây lan diện rộng:

✅ Lựa chọn giống ớt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sạch bệnh, có sức đề kháng tốt chống chọi lại các tác nhân từ thời tiết và nấm gây hại.

✅ Xử lý đất trồng trước khi gieo hạt, cần lựa chọn những loại đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, không sinh ra nấm bệnh.

✅ Cung cấp nước tưới phù hợp, không nên tưới quá nhiều trong ngày vì có thể làm cây bị ngập úng. Bà con nên đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, giúp tiết kiệm công sức lao động, duy trì độ ẩm lý tưởng mà không sợ thiếu hay ngập úng.

✅ Không nên trồng độc canh trong nhiều năm liên tiếp, cần tiến hành luân canh cây trồng ít nhất 2 năm giúp diệt trừ và hạn chế sự lây lan nhanh chóng.

✅ Cần làm luống cao, gieo hạt với mật độ phù hợp, không dày quá. Thời điểm thích hợp để gieo trồng là thời tiết ấm áp giúp cây tránh được những ảnh hưởng do tác động bên ngoài làm tổn thương cây trồng.

✅ Loại bỏ cỏ dại, tàn dư thực vật trong vườn, giúp môi trường trong vườn ớt luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh và các nguồn gây bệnh khác.

✅ Thăm nom vườn hằng ngày để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu do bệnh gây ra, cần nhổ bỏ những cây bị thối gốc ngay để tránh lây lan sang các cây khác và lập tức khử khuẩn khu vực bị bệnh.

Thuốc phòng trị bệnh thối gốc ớt Phy Fusaco an toàn cho cây

Cách phòng trừ bệnh thối gốc ớt và nguyên nhân do đâu
Thuốc sinh học Phy Fusaco giúp tiêu diệt nấm gây bệnh thối gốc cho cây ớt, tăng vi sinh có lợi, cải tạo đất tốt

Sản phẩm sinh học hiện nay được nhiều nhà vườn tin tưởng sử dụng và được bà con đánh giá tốt về việc điều trị nấm bệnh hiệu quả đó là thuốc sinh học Phy Fusaco. Ngoài có tác dụng điều trị nấm gây hại, thuốc còn giúp sản sinh nhiều vi sinh có lợi, giúp cải tạo đất trồng, bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nhiều bệnh.

Thành phần của thuốc trị bệnh thối gốc ở cây ớt Phy Fusaco

Các vi sinh có trong thuốc trị bệnh thối gốc ớt: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×108CFU/ml.

Với công nghệ kết hợp bào tử gốc của các chủng nấm đối kháng TrichodermaChaetomium cùng với các hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan – hoạt chất Enzym ngoại bào.

Công dụng thuốc trị bệnh thối gốc ở cây ớt Phy Fusaco

✅ Phòng trừ các loại bệnh như: Rhizoctonia solani pythium spp, Fusarium, Collectotricum, Phytopthora….gây ra các bệnh cây trồng như: thối gốc, thối thân, thối nhũn, nứt thân, xì mủ, thán thư, ghẻ loét, chết dây, sương mai…

✅ Tăng tính đề kháng cho cây ớt giúp chống chịu tốt các nấm bệnh gây hại như đốm lá, ghẻ sẹo, nấm hồng, loét vi khuẩn, héo rũ.

✅ Nâng cao sức miễn dịch cho cây, kéo dài thời gian, hiệu lực nhanh và phổ tác động rộng.

✅ Nâng cao chất lượng nông sản, không độc hại, an toàn với thiên nhiên và con người.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh thối gốc ở cây ớt Phy Fusaco

Phun trị bệnh thối gốc ớt: Pha Chai 250ml/400-600 lít phun kỹ lá – cành -thân và vùng dưới gốc, cách nhau 5-7 ngày/lần.

Phun phòng bệnh thối gốc ớt: Chai 250ml/800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.

Bệnh thối gốc ớt để lại rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến khả năng phát triển, sinh trưởng và thậm chí là đe dọa đến sự sống của cây. Chính vì vậy, thông qua bài viết trên bà con có thể hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và áp dụng các biện pháp để phòng trừ bệnh từ sớm, xử lý triệt để nấm gây hại.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *