Bệnh thán thư trên hoa hồng là do đâu? Dấu hiệu & Phòng trị
Kích thước chữ
Bệnh thán thư trên hoa hồng là bệnh do nấm bệnh gây ra, thường phát sinh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Đây là loại nấm bệnh gây ra nhiều thiệt hại nặng trên cây hoa hồng, vì vậy, bài viết sau sẽ giúp bà con có cái nhìn rõ hơn về cách phòng trị loại bệnh này.
Tìm hiểu về bệnh thán thư trên hoa hồng
Bệnh thán thư trên hoa hồng là bệnh do một loại nấm gây ra, gây ra những tác hại chủ yếu trên lá của hoa hồng. Thán thư là một trong những bệnh phổ biến và gây hại trên các loại cây hoa hồng, hoa cẩm chướng và nhiều loại cây trồng khác.
Bệnh thán thư ở cây hoa hồng thường xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt, môi trường ẩm. Khi phát hiện bệnh thán thư, bà con nên có biện pháp phòng trị kịp thời để bảo vệ sự phát triển của cây hoa hồng.
Đặc điểm điều kiện phát triển của bệnh thán thư trên hoa hồng
Bệnh thán thư bắt nguồn từ một bào tử bị nhiễm, chúng sẽ tạo ra các bào tử được phân phát bởi gió, lan từ cây bệnh sang cây khỏe. Ngoài ra, chúng có thể rơi xuống đất và phân tán thông qua nước, bắn sang những cây khác.
Khi các bào tử tìm thấy vật chủ, bệnh sẽ lây lan rất nhanh trên các bộ phận của cây. Bào tử sẽ lây lan qua những mảnh vụn trong đất, lây nhiễm vào hạt giống.
Nấm bệnh gây hại cho bệnh thán thư sẽ giảm nhanh khi thời tiết nóng lên, giảm mưa, giảm độ ẩm.
Thời tiết nóng là lúc các triệu chứng bệnh giảm. Mùa mưa, độ ẩm cao là lúc bệnh thán thư cây hoa hồng lây lan nhanh nhất.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thán thư trên hoa hồng
Bệnh thán thư ở cây hoa hồng do nấm Collectotrichum spp. gây ra. Nấm bệnh này có khả năng lây lan nhanh từ cây này sang cây khác.
Nấm bệnh thường lây lan thông qua lá, cành, do sự tiếp xúc giữa các bộ phận của cây. Bào tử nấm lây lan bởi tác nhân nước và gió.
Thời tiết mưa thường xuyên, khiến nước đọng lại nhiều trên bề mặt lá cũng là lí do khiến nấm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn trên cây hoa hồng.
Nhận biết bệnh thán thư trên hoa hồng qua dấu hiệu nào?
Cây hoa hồng bị bệnh thán thư thường có những biểu hiện cụ thể như sau:
Trên lá xuất hiện các đốm bệnh nhỏ màu vàng nâu hoặc nâu xám, hơi lõm xuống. Bệnh khiến cây giảm khả năng sinh trưởng.
Theo thời gian, vết bệnh lan ra trên lá với những hình thù khác nhau, chủ yếu là hình tròn xám, có viền nâu đỏ xung quanh. Khi diễn biến nặng hơn, vết bệnh có những biểu hiện như khô, rách, cháy lá, những lá bệnh nặng có thể bị cháy khuyết một phần lá.
Bên cạnh đó, nấm bệnh cũng tấn công vào nụ và thân cành của cây hoa hồng. Cành bị bệnh sẽ dễ gãy, yếu, chuyển thành màu nâu đậm hơn những cành thông thường.
Hậu quả của bệnh thán thư trên hoa hồng như thế nào?
Tình trạng vườn hoa hồng bị bệnh thán thư nếu không nhanh chóng chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho bà con:
Trên lá: Lá cây bị rách và lủng, bị biến dạng khi nhiễm bệnh. Dần dần lá sẽ khô và héo, rụng dần. Việc lá khô và rụng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây hoa hồng.
Trên cây: Không những rụng lá, cây hoa hồng khi mắc bệnh thán thư thường phát triển kém, còi cọc, sinh trưởng chậm, khó ra hoa, nếu có nở hoa thì hình dáng hoa không đẹp.
Nếu bà con không xử lý và can thiệp kịp thời, nấm bệnh sẽ lây lan nhanh chóng, diễn biến nhanh, gây rụng lá, chết cây hoa hồng
Thời điểm phát bệnh thán thư trên hoa hồng là khi nào?
Vào thời điểm mùa xuân, bệnh thán thư dễ phát sinh và gây hại trên cây hoa hồng. Đây là thời điểm có nhiệt độ mát, độ ẩm cao nên dễ tạo điều kiện cho sự lây lan của các bào tử nấm.
Nấm bệnh cũng thường tấn công cây hoa hồng vào thời điểm chiều tối, vì vậy bạn nên tránh tưới nước cho cây vào thời điểm này, tránh tạo điều kiện lý tưởng cho nấm.
Kỹ thuật canh tác phòng ngừa bệnh thán thư trên hoa hồng
Thường xuyên thăm vườn, chăm sóc cây hoa hồng và theo dõi các tình trạng của cây để kịp thời phát hiện bệnh
Thường xuyên cắt tỉa, tỉa cành, tạo tán cho cây hoa hồng để kịp thời loại bỏ những lá, cành nhiễm bệnh và mang chúng đi tiêu húy. Mầm bệnh có thể nằm trong những bộ phận lá rụng đó.
Tưới nước và bón phân với chế độ hợp lý. Tưới nước vào buổi sáng sớm, không nên tưới vào chiều tối. Ngoài ra, bón phân vi sinh và phân hữu cơ cho cây hoa hồng để cây tăng sức đề kháng, góp phần chống chịu nấm bệnh
Trồng cây với mật độ phù hợp, không trồng quá dày, và trồng ở vị trí có nhiều nắng.
Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên hoa hồng Phy Fusaco
Ngoài các biện pháp phòng bệnh, để trị bệnh thán thư ở cây hoa hồng, bạn tham khảo sử dụng sản phẩm đặc trị nấm khuẩn phổ rộng Phy Fusaco.
Thành phần và công dụng thuốc đặc trị bệnh thán thư hoa hồng
Sản phẩm có tác dụng phòng trừ các loại bệnh do nấm Collectotrium, Phytopthora, Fusarium gây ra bệnh thán thư, thối nhũn, thối gốc.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn tăng sức đề kháng cho cây trồng nhằm chống chịu nấm bệnh gây hại.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh thán thư hoa hồng
Cách sử dụng Phy Fusaco trị bệnh thán thư cho cây hoa hồng: Hòa 250ml/200-300 lít nước, phun cách nhau 5-7 ngày/lần.
Cách sử dụng Phy Fusaco phòng bệnh thán thư cho cây hoa hồng: Hòa 250ml/400-500 lít nước, phun với tần suất 15-30 ngày/lần.
Mua thuốc trị bệnh thán thư trên hoa hồng ở đâu uy tín, giá tốt?
Thuốc đặc trị bệnh thán thư hoa hồng Phy Fusaco được sản xuất và phân phối tại Công ty TNHH Trung tâm sản phẩm sinh học AQ. Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín đã được khẳng định trong nền nông nghiệp, AQ luôn mang đến những sản phẩm sinh học chất lượng, thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho cây trồng.
Với việc sở hữu nhà máy sản xuất, giá thành cạnh tranh, sản phẩm được phân phối trực tiếp không cần qua trung gian, AQ mong muốn trở thành nhà sản xuất tin cậy, là người bạn đồng hành dài lâu của bà con nông dân.
Bài viết trên đã hướng dẫn cách khắc phục tình trạng bệnh thán thư trên hoa hồng. Mọi vấn đề cần giải đáp về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ số Hotline 028 8889 7322 để nhân viên AQ tư vấn và hỗ trợ. Bên cạnh đó, các tin tức về nông nghiệp được cập nhật hằng ngày trên website nguyenlieusinhhoc.com.