Cách phòng trị bệnh nghẹt rễ lúa hiệu quả và Nguyên nhân

Cách phòng trị bệnh nghẹt rễ lúa hiệu quả và Nguyên nhân

06/11/2024

Kích thước chữ

Bệnh nghẹt rễ lúa do những nguyên nhân nào gây ra, và cách phòng chống, xử lý như thế nào? AQ xin mời quý bà con tìm hiểu phần nội dung dưới đây để hiểu rõ về cách phòng trị bệnh nghẹt rễ ở cây lúa, cho cây ra rễ, nở bụi, trổ thoát nhanh, để tăng tỉ lệ đậu hạt lúa trên các nhanh, nâng cao năng suất lúa.

Tìm hiểu về bệnh nghẹt rễ lúa là gì?

Bệnh nghẹt rễ lúa: Nguyên nhân, cách phòng chống hiệu quả
Bệnh nghẹt rễ ở ruộng lúa khiến bà con nông dân lo lắng do hậu quả gây ra không nhỏ đến năng suất thu hoạch

Bệnh nghẹt rễ lúa phát sinh gây hại ở diện rộng, đặc biệt ở giai đoạn lúa hồi xanh-đẻ nhánh. Để bảo vệ mùa màng, bà con cần sớm nhận biết tình trạng bệnh và áp dụng biện pháp khắc phục cho từng nguyên nhân, quản lý tốt cho ruộng lúa nhà mình.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nghẹt rễ lúa

Lúa bị nghẹt rễ sinh lý do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên các nguyên nhân này đều dẫn đến hậu quả là thiếu oxy trong đất, từ đó bộ rễ không thể hô hấp bình thường, trong đó cụ thể là do:

🔹 Thời vụ cấy vội, gốc rạ chưa có khả năng phân hủy hết. Đối với một số diện tích canh tác, việc vệ sinh đồng ruộng, làm đất muộn do đó các tàn dư thực vật như cây phân xanh, gốc rạ,… không đủ thời gian phân hủy hoàn toàn.

🔹 Do không sử dụng hoặc bón quá ít phân hữu cơ như phân chuồng, việc bón phân cho ruộng không cân đối, cụ thể là dư thừa đạm, thiếu lân, kali,… gây ra tình trạng tính chất lý, hóa tính, và kết cấu tượng đã bị thay đổi sẽ gây trở ngại không nhỏ cho quá trình trao đổi khí của cây lúa trong đất.

🔹 Đất bị ngập úng liên tục, trũng sâu, ứ đọng nước lâu ngày không thoát được sẽ gây ra các tình trạng yếm khí nặng, thiếu oxy, tích tụ nhiều khí độc trong đó có H2S, SO2 trong đất.

🔹 Do những nguyên nhân trên khiến cho cây lúa không thể thực hiện các phản ứng hóa sinh, rễ cây không hút được nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Từ đó cây lúa dần dần bị suy kiệt, chết lụi theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh nghẹt rễ lúa

Bệnh nghẹt rễ lúa: Nguyên nhân, cách phòng chống hiệu quả
Quan sát thấy ruộng lúa bị nghẹt rễ, thối rễ, và vàng lá do vi khuẩn gây ra

Bệnh nghẹt rễ lúa là một bệnh sinh lý, không có khả năng lây lan. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau giai đoạn cấy từ 2-3 tuần với những biểu hiện như sau:

🔹 Khi mới phát sinh bệnh khiến cho lá lúa bị vàng, và phần đỉnh lá có màu đỏ khô.

🔹 Bệnh nặng dần sẽ dẫn đến nhiều lá ở khu vực phía trên bị vàng, cây lúa ngừng sinh trưởng, và đẻ nhánh ít.

🔹 Bộ rễ của cây lúa sẽ bị thối đen, không ra rễ mới, tốc độ sinh trưởng chậm dần gây ra hiện tượng cây còi cọc, chết lụi từng chòm lớn.

Quy trình xử lý nhanh bệnh nghẹt rễ lúa

Khi phát hiện tình trạng cây lúa bị nhiễm bệnh nghẹt rễ, bà con chủ động thực hiện công tác xử lý như sau:

  • Không phun thuốc BVTV, không được bón đạm hoặc các loại phân NPK giàu đạm.
  • Tiến hành tháo nước, và bón 10 – 15 kg vôi bột kết hợp cùng 10 – 15 kg phân lân cho mỗi sào.
  • Thực hiện làm cỏ và sục bùn giúp giải phóng khí độc có trong đất, đặc biệt là khu vực rễ cây lúa.
  • Nếu ruộng trũng, không tiến hành tháo nước được thì cần làm cỏ, sục bùn nhiều lần. Sau đó bón thêm vôi, lân, tro bếp,… đến khi thấy cây lúa đã bén rễ với các biểu hiện dần phục hồi trở lại, tiến hành bổ sung các phân bón qua lá.
  • Đối với cây lúa đã giai đoạn đã hồi xanh trở lại, cho ra nhiều rễ mới có màu trắng, bà con có thể chăm sóc, bón thúc bình thường.

Biện pháp canh tác phòng trị bệnh nghẹt rễ lúa hiệu quả

Đối với tình trạng nghẹt rễ cây lúa, bà con áp dụng những kỹ thuật canh tác hiệu quả như sau để phòng trừ và xử lý cho ruộng lúa nhà mình:

  • Sau khi thu hoạch lúa, bà con tiến hành làm đất, cày bừa thật kỹ, đồng thời bón thêm vôi bột với liều lượng 10-15 kg vôi bột cho một sào.
  • Hoặc dùng các loại chế phẩm sinh học với công dụng phân hủy rơm rạ, tàn dư thực vật,… nhằm hạn chế bệnh nghẹt rễ, vàng lá sinh lý phát sinh vụ sau.
  • Lưu ý không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, và để gốc rạ dài ở trên các chân ruộng trũng, những ruộng đã bị bệnh vàng lá gây hại nặng ở mùa vụ trước.
  • Cấy nông tay, dùng mạ khay để cấy cho rễ lúa được cung cấp lượng oxy từ không khí và hạn chế được nguồn sâu bệnh gây hại. Cho cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung, từ đó sinh trưởng phát triển tốt.
  • Bón phân với liều lượng cân đối, nhất là các loại phân đạm, lân, kali, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu.

Thuốc chống nghẹt rễ lúa Vi HAF nở bụi, bự động, trổ thoát nhanh

Bệnh nghẹt rễ lúa: Nguyên nhân, cách phòng chống hiệu quả
Giúp đất tơi xốp, cây bung rễ nở bụi hiệu quả cùng Vi HAF phòng bệnh nghẹt rễ ở lúa

Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ mang đến những giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, phòng trừ bệnh hại hiệu quả.

Trong đó, sản phẩm phân bón sinh học giúp kích rễ, bung rễ nở bụi Vi HAF (chuyên lúa) được ứng dụng trong việc trị bệnh nghẹt rễ lúa hiệu quả với các thông tin chi tiết dưới đây.

Thành phần thuốc chống nghẹt rễ lúa Vi HAF

  • Vi HAF (chuyên lúa) được sản xuất từ các thành phần như: Chất hữu cơ: 15%; VSV phân giải xenlulo: 2×10^6 CFU/g; Độ ẩm: 30%; pHH20: 5
  • Vi HAF (chuyên lúa) sản xuất bởi AQ trên công nghệ lên men các hợp chất hữu cơ gồm những chủng vi sinh hữu ích như Chaetomium spp, Trichoderma… và bổ sung các Amino axit, Fulvic và Humic, các loại trung lượng thiết yếu cho cây, cùng các loại vi lượng dạng EDTA: Sắt (Fe), Magie (Mg), Canxi (Ca), Silic hữu hiệu (SiO2hh), Kẽm (Zn), Bo (B).

Công dụng thuốc chống nghẹt rễ lúa Vi HAF

  • Cây lúa bén rễ nhanh, bung rễ mạnh.
  • Giúp cây lúa đẻ nhánh, nở bụi nhanh, cứng cây và dày lá.
  • Phòng chống các tình trạng do ngộ độc hữu cơ, hạ phèn.
  • Cây lúa nhanh lớn, cho ra dài bông, lá thẳng đứng và xanh bóng mượt, dày nách bông.
  • Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ thiết yếu cho cây sinh trưởng phát triển mạnh.
  • Chống stress cho cây, vượt hạn hán, tăng năng suất và chất lượng nguồn nông sản.

Hướng dẫn sử dụng thuốc chống nghẹt rễ lúa Vi HAF

  • Pha 15-20g Vi HAF (chuyên lúa) cho bình 20-25 lít nước. Bà con thực hiện phun trước sạ 5-10 ngày. Hoặc kết hợp cùng Ô Hai Tầng cho quá trình xử lý lúa lộn (lúa lẫn) để giúp hạ phèn, cải tạo đất, cân bằng độ pH, giải độc hữu cơ.
  • Phun từ 2-3 lần đối với giai đoạn đẻ nhánh, mỗi lần phun cần cách nhau 5-7 ngày.
  • Phun từ 2-3 lần đối với giai đoạn lúa làm đòng.

Bài viết trên từ AQ đã mang đến những thông tin hữu ích về tình trạng bệnh nghẹt rễ lúa, và hướng dẫn cung cấp dưỡng chất cho cây bung rễ khỏe, chống nghẹt rễ với dòng sản phẩm Vi HAF. AQ luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành và tư vấn giải đáp thắc mắc của bà con khi canh tác, mang lại mùa vụ đạt năng suất cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bén rễ nhanh, bung rễ mạnh. Đẻ nhánh, nở bụi cực nhanh, cứng cây, dày lá. Chống tình…
5.00 out of 5
160.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *