Bệnh mốc xám là gì? Nguyên nhân, nhận biết, Cách phòng trị
Kích thước chữ
Bệnh mốc xám là một trong những bệnh nấm nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là những cây có quả và hoa. Tình trạng nấm bệnh tấn công hầu hết các bộ phận của cây gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Mời quý bà con cùng AQ tìm hiểu chi tiết hơn về cách phòng trị bệnh mốc xám cũng như một số thông tin liên quan về căn bệnh hại này như nguyên nhân gây ra, dấu hiệu nhận biết, tác hại khi tình trạng nặng, ảnh hưởng đến cây trồng thế nào và phương pháp chăm sóc ngăn ngừa bệnh xuất hiện.
Tìm hiểu về bệnh mốc xám

Bệnh mốc xám là một trong những bệnh nấm phổ biến và nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng. Tình trạng nấm mốc xám có khả năng tấn công các bộ phận của cây, từ lá, thân, hoa cho đến quả gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và chất lượng nếu không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát kịp thời.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh mốc xám?
🔶 Bệnh mốc xám nguyên nhân chính là do nấm Botrytis cinerea cùng một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ bệnh phát triển. Các vết thương do tác động trong quá trình chăm sóc tạo cơ hội cho nấm Botrytis cinerea tấn công gây ra bệnh mốc xám.
🔶 Ngoài ra, các yếu tố môi trường như mưa đá, sương giá hoặc gió mạnh cũng có thể làm cây bị tổn thương và tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Đặc biệt, những lá nằm ở vị trí thấp của cây, dễ tiếp xúc với đất ẩm hoặc nước mưa là bộ phận dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh nhất.
🔶 Việc tưới nước quá nhiều hoặc mật độ cây trồng quá dày cũng là nguyên nhân khiến bệnh mốc xám phát triển mạnh, rất thích hợp cho sự sinh sôi của các bào tử nấm mốc.
Những biểu hiện của bệnh mốc xám ra sao?

Đặc điểm nhận biết bệnh mốc xám có thể khác nhau tùy theo loại cây và điều kiện môi trường, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu chung dễ nhận thấy như sau:
🔶 Ban đầu, nấm bệnh gây ra các vết đốm úng nước trên lá, có màu trắng. Sau một thời gian, các đốm này sẽ chuyển sang màu xám hoặc nâu, lan rộng ra bao phủ toàn bộ lá, khiến lá héo và chết. Tình trạng này không được xử lý kịp thời dẫn đến cây bị suy yếu nghiêm trọng, giảm khả năng quang hợp và chậm phát triển.
🔶 Bào tử của nấm mốc xám sẽ hình thành lớp màng mỏng giống như mốc trên các vùng lá bị thối rữa. Các bào tử nấm này tiếp tục lây lan sang các bộ phận khác của cây như thân cây, hoa, quả.
Tác hại do bệnh mốc xám gây ra cho cây trồng
🔶 Tác nhân gây hại của bệnh mốc xám là nấm Botrytis cinerea lây lan nhanh chóng trên các bộ phận của cây. Khi bệnh trở nặng hơn, các bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ được bao phủ bởi một lớp lông mờ màu xám như bị phủ một lớp bụi mỏng.
🔶 Bệnh mốc xám còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Những quả trên cây khi nhiễm bệnh sẽ bị thối rữa, chuyển màu thậm chí không thể tiêu thụ được, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế cho người trồng.
Bệnh mốc xám thường xuất hiện gây hại trên những loại cây trồng nào?
Bệnh mốc xám có thể tấn công nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là những cây trồng có quả hoặc hoa. Dưới đây là một số cây trồng phổ biến thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bệnh mốc xám:
Cây ớt bị mốc xám
Bệnh mốc xám có thể ảnh hưởng nhiều bộ phận của cây ớt như lá, hoa, quả. Ban đầu các vết bệnh xuất hiện trên hoa và quả, làm cho hoa chuyển màu xám và quả bị thối từ dưới lên. Nấm mốc xám gây hại làm rụng quả và giảm năng suất nghiêm trọng.
Cây phúc bồn tử bị mốc xám
Bệnh mốc xám gây hại ở giai đoạn quả chín là chủ yếu tuy nhiên đối với điều kiện ẩm ướt, nấm bệnh có thể phát triển ngay cả khi cây ở thời kỳ ra hoa, quả non. Nấm tấn công khiến trái bị khô và đen, dễ dàng lây lan từ quả này sang quả khác, đặc biệt là đối với các quả bị dập sau khi thu hoạch.
Cây dâu tây bị mốc xám
Bệnh mốc xám trên cây dâu tây thường xuất hiện với các đốm nhỏ màu nâu sáng hoặc nâu đỏ trên cuống trái. Những đốm này dần lan rộng ra toàn bộ trái dâu gây thối mềm, xuất hiện các sợi nấm màu trắng trên bề mặt và sau đó chuyển sang màu xám hoặc nâu đen. Bệnh nặng dần khiến cho đài hoa, cuống hoa và trái dâu tây sẽ bị thối rữa hoàn toàn.
Cây nho bị mốc xám
Mốc xám gây hại chủ yếu đối với quả nho, khiến quả bị mềm, chảy nước và bao phủ bởi lớp sợi nấm màu xám. Nấm mốc có thể làm quả nho chuyển màu từ trắng sang nâu, hoặc từ tím sang đỏ khi nhiễm bệnh. Quả bị nhiễm bệnh có thể teo tóp, không thể tiêu thụ được. Nấm bệnh cũng gây ra các đốm nâu trên lá và thân cây với hậu quả gây hoại tử nghiêm trọng.
Hoa hồng bị mốc xám
Bệnh mốc xám gây hại hoa hồng chủ yếu trong mùa mưa, nấm tấn công nụ và cánh hoa với biểu hiện đốm nhỏ màu xám, khiến cánh hoa thối nâu và không thể nở. Khi nấm bệnh lâu ngày có thể tấn công phần thân cây gây thối đen, khô và héo các nhánh non.
Biện pháp canh tác phòng trị bệnh mốc xám hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh mốc xám hiệu quả mà bà con có thể áp dụng thực hiện trong quá trình canh tác cây trồng:
➡️ Sau mỗi vụ mùa cần tiến hành dọn dẹp và tiêu hủy tàn dư cây trồng để loại bỏ nguồn nấm bệnh, ngăn chặn sự phát tán của bệnh mốc xám sang vụ sau.
➡️ Trồng cây luân canh giữa các vụ sẽ giúp hạn chế sự tích tụ của nấm và giảm khả năng bùng phát bệnh.
➡️ Nên tưới cây vào buổi sáng để đảm bảo cây không bị ẩm ướt lâu tạo điều kiện cho nấm phát triển.
➡️ Sau khi thu hoạch, cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 4 độ C để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc xám, đặc biệt đối với các loại trái cây như dâu tây, nho hay phúc bồn tử.
Thuốc sinh học đặc trị bệnh mốc xám Phy FusaCo an toàn cho cây

Bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa và quản lý phù hợp bà con có thể giảm thiểu tác hại của bệnh mốc xám, bảo vệ cây trồng và duy trì năng suất cao. Trong đó, AQ giới thiệu đến bà con dòng thuốc trị bệnh mốc xám Phy FusaCo với thành phần sinh học chuyên phòng trừ nấm khuẩn chi tiết như sau:
Thành phần thuốc trị bệnh mốc xám Phy FusaCo
Phy FusaCo gồm hàm lượng vi sinh tổng số Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml, công nghệ sản xuất kết hợp bào tử gốc một số chủng nấm đối kháng Chaetomium, Trichoderma với hoạt chất Enzym ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học, cùng nano chitosan.
Công dụng của thuốc trị bệnh mốc xám Phy FusaCo
- Phy FusaCo đặc trị bệnh do nấm gây ra như Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora….gồm bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư, thối nhũn, thối thân, thối gốc, ghẻ loét, chết dây, sương mai…
- Từ đó hỗ trợ tăng sức miễn dịch cho cây với hiệu lực nhanh chóng, thời gian kéo dài, phổ tác động rộng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh mốc xám Phy FusaCo
Phun trị nấm bệnh mốc xám: Pha 250ml Phy FusaCo cùng 400-600 lít, thực hiện phun lá, cành, thân và vùng dưới gốc cách từ 5-7 ngày mỗi lần.
Phun phòng nấm bệnh mốc xám: Pha chai 250ml với 800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.
Trên đây là bài viết chi tiết về bệnh mốc xám trên cây trồng cùng các phương pháp phòng trị hiệu quả, kết hợp dòng sản phẩm thuốc đặc trị nấm khuẩn Phy FusaCo từ AQ. Đừng ngần ngại gọi ngay đến tổng đài, các kỹ sư AQ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bà con một cách nhanh chóng và tận tình, cung cấp các giải pháp sinh học tối ưu giúp vụ mùa luôn bội thu.