Phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, trái lớn đồng đều

Phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, trái lớn đồng đều

16/07/2025

Kích thước chữ

Bệnh khô quả trên cây hồng xiêm là hiện tượng trái bị teo nhỏ, da nhăn nheo, khô cứng và không phát triển tiếp dù vẫn còn dính trên cành. Tình trạng này thường do thiếu nước, mất cân đối dinh dưỡng, nấm bệnh tấn công cuống trái hoặc sai lệch kỹ thuật chăm sóc. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh sẽ làm giảm năng suất rõ rệt và ảnh hưởng đến chu kỳ mang trái của cây. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại cũng như cách cách trị bệnh khô quả hồng xiêm, mời bà con hãy cùng Trung Tâm Sinh Học AQ theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh khô quả trên cây hồng xiêm

Phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, trái lớn đồng đều
Tình trạng khô trái hồng xiêm làm giảm sản lượng và chất lượng trái, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây trồng

Bệnh khô quả trên cây hồng xiêm là một trong những vấn đề thường gặp trong quá trình canh tác, đặc biệt ở giai đoạn cây đang mang trái. Khi mắc bệnh, quả hồng xiêm thường bị teo lại, khô dần, mất nước và có thể rụng sớm trước khi chín. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn làm giảm giá trị thương phẩm của quả.

Nguyên nhân của bệnh khô quả trên cây hồng xiêm

Để xử lý hiệu quả tình trạng khô quả trên cây hồng xiêm, trước hết cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bệnh có thể bắt nguồn từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu hụt dinh dưỡng, sự tấn công của nấm bệnh, côn trùng hoặc do sai sót trong quá trình canh tác.

Tác động từ môi trường và sinh lý

Cây hồng xiêm rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu và chế độ nước. Khi thiếu nước trong thời gian dài hoặc gặp phải nắng gắt kéo dài xen kẽ với giai đoạn mưa nhiều, thoát nước kém, cây dễ bị sốc, gây ảnh hưởng đến khả năng nuôi trái. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các vi lượng quan trọng như Bo, Kali, Magie, Kẽm cũng khiến quả phát triển không đầy đủ, dễ bị khô từ cuống. Đất trồng không thoát nước tốt làm rễ cây suy yếu, mất khả năng hấp thu dinh dưỡng, gián tiếp gây nên hiện tượng khô quả.

Tác nhân sinh học

Một số loại nấm gây bệnh như Phoma spp. và Botryodiplodia spp. có thể xâm nhập qua cuống quả, làm hư mô dẫn truyền và gây khô quả từ bên trong. Ngoài ra, các loại côn trùng chích hút cũng là tác nhân gây tổn thương mô mềm quanh cuống, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nhựa, khiến quả không được nuôi dưỡng đầy đủ và dễ bị teo khô.

Kỹ thuật canh tác sai cách

Việc cắt tỉa không đúng thời điểm, nhất là khi cây đang phân hóa mầm hoa hoặc nuôi trái non, có thể khiến cây mất sức và giảm khả năng nuôi quả. Đồng thời, bón phân không cân đối, đặc biệt là bón dư đạm nhưng thiếu kali, sẽ làm cây mất cân bằng dinh dưỡng, phát triển mất kiểm soát, dễ dẫn đến hiện tượng rụng hoặc khô quả.

Do cây hồng xiêm còn non

Những cây hồng xiêm chưa đủ tuổi trưởng thành, hệ rễ còn yếu hoặc chưa phát triển ổn định cũng thường gặp tình trạng khô quả. Do đó, nếu cây ra trái quá sớm khi chưa đủ sức nuôi dưỡng, quả dễ bị khô hoặc rụng non hàng loạt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh khô quả trên cây hồng xiêm

Phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, trái lớn đồng đều
Tình trạng trái và cuống bị khô teo nhưng vẫn bám giữ trên cành, có hiện tượng chảy nhựa đó là các dấu hiệu của bệnh khô quả

Bà con có thể nhận biết bệnh khô quả trên cây hồng xiêm qua một số triệu chứng đặc trưng như sau:

▶️ Trái bị héo dần nhưng không rụng, phần vỏ trở nên nhăn nheo, cứng lại, mất độ bóng và đàn hồi tự nhiên.

▶️ Quan sát kỹ sẽ thấy cuống trái khô, có thể có hiện tượng chảy nhựa nhẹ ở gốc cuống. Dù vẫn còn dính trên cành, quả không tiếp tục phát triển về kích thước, không chín và có thể tồn tại khô cứng trong thời gian dài.

▶️ Bệnh khô quả cần được phân biệt rõ với hiện tượng rụng sinh lý thường xảy ra sớm ở trái non hoặc tình trạng quả héo do thiếu nước tạm thời. Đối với trường hợp rụng sinh lý thường làm quả rụng hàng loạt và thiếu nước khiến quả mềm lại sau khi tưới. Thì quả bị khô bệnh lý quả sẽ héo cứng, da nhăn nheo, vỏ sạm màu, cuống khô đen hoặc có chảy nhựa, trái không rụng mà bám cứng trên cành trong một thời gian dài, không thấy phục hồi dù điều kiện môi trường được cải thiện.

Tác hại mà bệnh khô quả trên cây hồng xiêm gây ra

Những ảnh hưởng mà bệnh khô quả trên cây hồng xiêm gây ra như sau:

  • Khi mắc bệnh, trái không phát triển bình thường, bị khô cứng và không thể thu hoạch, làm giảm tỷ lệ đậu trái hữu hiệu và tăng tỷ lệ hao hụt mùa vụ.
  • Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng ra toàn bộ vườn, khiến cây bị mất sức do nuôi quả hỏng, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng tiếp theo.
  • Về lâu dài, cây bị suy kiệt, dễ nhiễm thêm các bệnh khác, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm sút rõ rệt và tốn kém chi phí phục hồi.

Các phương pháp phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm

Để hạn chế thiệt hại do bệnh khô quả trên cây hồng xiêm gây ra, bà con cần áp dụng các phương pháp phòng trừ nhằm giúp cây phát triển ổn định, cho trái đều và đạt năng suất cao. Ở các phần sau đây sẽ hướng dẫn quý nhà vườn cách để phòng trừ, xử lý bệnh hiệu quả và phù hợp với từng điều kiện canh tác.

Cách xử lý những cây có biểu hiện khô quả trên hồng xiêm

Khi cây hồng xiêm đã xuất hiện dấu hiệu khô quả, cần can thiệp kịp thời bằng các phương pháp sau để hạn chế thiệt hại:

➡️ Tiến hành cắt bỏ toàn bộ những quả đã bị khô, teo cứng còn bám trên cây. Việc này giúp cây ngừng phân bổ dinh dưỡng vào quả hỏng và hạn chế nguồn bệnh lây lan sang những quả khỏe mạnh còn lại.

➡️ Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu của nấm xâm nhập bà con có thể áp dụng các loại thuốc sinh học như Phy Fusaco để điều trị nấm, phun xung quanh cuống quả, thân và tán cây, phun từ 2 – 3 lần, cách từ 7 – 10 ngày nhằm diệt triệt để mầm bệnh.

➡️ Phun xịt bằng thuốc thảo mộc nhằm xua đuổi côn trùng hút chích như: Rầy, bọ xít,… vì chúng có thể làm tổn thương mô dẫn truyền gây khô quả.

➡️ Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón bổ sung vi lượng dưới dạng tưới, nên chọn các loại thuốc dễ hấp thu có nguồn gốc hữu cơ hoặc sinh học.

➡️ Nếu nguyên nhân khô quả vì mất cân bằng nước cần tưới bổ sung ngay, đồng thời kiểm tra khả năng thoát nước để tránh gây úng.  Có thể kết hợp che phủ gốc bằng rơm rạ, trấu hoặc mùn để giữ ẩm ổn định.

Biện pháp canh tác phòng trừ khô quả hồng xiêm non

Phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, trái lớn đồng đều
Cần phòng trừ bệnh khô quả hồng xiêm ngay từ giai đoạn đậu quả bằng các biện pháp canh tác an toàn

Để phòng bệnh khô quả trên cây hồng xiêm không xảy ra trong vườn, bà con cần áp dụng các biện pháp canh tác như sau:

✅ Giữ ẩm đều trong đất, tránh để khô hạn rồi tưới dồn gây sốc ẩm. Mùa mưa cần rãnh thoát nước để ngừa úng rễ là nguyên nhân làm quả héo, cây yếu.

✅ Hạn chế bón dư đạm, tăng cường bổ sung Bo, K, Ca, Mg, Zn. Có thể kết hợp bón gốc và phun phân bón lá vi lượng định kỳ.

✅ Tỉa sau thu hoạch hoặc cuối mùa mưa. Loại bỏ cành sâu bệnh, tạo tán thoáng để cây phân bổ dinh dưỡng tốt và giảm áp lực sâu bệnh.

✅ Với cây non dưới 2 năm tuổi, nên tỉa bỏ hoa và trái non để cây phát triển thân, rễ tốt, tránh mất sức dẫn đến khô quả.

✅ Kiểm tra thường xuyên, xử lý sớm rầy, bọ xít và nấm gây bệnh bằng chế phẩm sinh học hoặc thuốc thảo mộc an toàn.

✅ Dùng lưới, cây che bóng hoặc hàng chắn gió để hạn chế mất nước và sốc thời tiết, đặc biệt khi cây còn nhỏ, chưa ổn định sinh trưởng.

Thuốc hóa học điều trị trái hồng xiêm bị khô cứng

Chỉ nên sử dụng các loại thuốc có thành phần hóa học khi tình trạng bệnh trở nặng. Khả năng điều trị của các loại thuốc hóa học rất nhanh, sẽ thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt chỉ trong vài ngày.

🚨 Cảnh báo: Tuy nhiên, thuốc hóa học cần được sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng vì có thể gây tồn đọng chất hóa học trong trái, đất, nước, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vậy nên hiện nay tần suất sử dụng thuốc hóa học của nhà vườn đang có chiều hướng giảm dần và đang dần thay thế bằng các phương pháp an toàn, sử dụng thuốc sinh học giúp bảo vệ môi trường và giúp trái sinh trưởng khỏe mạnh hơn.

Cách phòng trị bệnh khô quả hồng xiêm bằng thuốc sinh học

Phòng trừ bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, trái lớn đồng đều
Nuôi dưỡng trái lớn khỏe, không bị các vấn đề như khô, sượng, nấm trái bằng cách dùng thuốc dưỡng trái Mfruit

Ngoài áp dụng các biện pháp canh tác thủ công bà con có thể tin dùng giải pháp sinh học như chế phẩm Mfruit là loại thuốc giúp bảo vệ cây trồng, hỗ trợ kháng nấm gây bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, thúc đẩy trái lớn nhanh, phát triển đồng đều, mẫu mã đẹp. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp cây tăng sức đề kháng, chống chịu tốt trước thời tiết bất lợi và sâu bệnh hại.

Thành phần thuốc trị bệnh khô quả hồng xiêm non Mfruit

✅ Đạm tổng số (Nts): 8%;

✅ Lân hữu hiếu (P2O5hh): 5%;

✅ Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%;

✅ Axit humic (C Acetic Acid ): 1,5%;

✅ Mangan (Mn): 500 ppm;

✅ Kẽm (Zn): 500 ppm;

✅ Đồng (Cu): 500 ppm:

✅ Bo (B): 200 ppm;

✅ pHH2O: 5.5;

✅ Tỷ trọng: 1.15.

✅ Chất hữu cơ lên men từ vi sinh vật có lợi

✅ Amino acid các loại: Ornithine, Alanine, Histidine, Aspartic, Arginine, Cystine, Glutamic, Leucine, Lysine, Proline, Serine, Glicine, Tyrosine, Glutamine.

Công dụng thuốc trị trái hồng xiêm bị khô cứng Mfruit

✅ Tăng khả năng thụ phấn và đậu quả trên cây có múi bằng cách hỗ trợ quá trình hình thành hoa, hạn chế rụng trái non.

✅ Bổ sung đầy đủ Kali, Bo, Kẽm và Mangan giúp cây khỏe mạnh, trái phát triển đồng đều, tránh tình trạng méo mó, khô trái hay thối hỏng khi còn non.

✅ Kích thích chồi non và đọt phát triển, hạn chế hiện tượng đọt bị đứng, lá xoăn vàng, đồng thời tăng sức sống cho hạt phấn.

✅ Giúp trái có hình thức đẹp, phát triển đúng chuẩn thu hoạch, vị ngọt đậm, hạn chế nứt trái khi gặp mưa lớn.

✅ Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây sinh trưởng toàn diện, tăng khả năng kháng lại bệnh do nấm gây ra.

✅ Nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cây trước những thay đổi thời tiết và điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh khô quả trên cây hồng xiêm Mfruit

✅ Cách dùng: Hòa pha 500ml thuốc tương ứng với 300 – 500 lít nước sạch, phun đều lên tán lá định kỳ từ 7 – 10 ngày/lần vào sáng sớm hay khi trời mát. Chú ý ngừng phun trước giai đoạn thu hoạch từ 7 – 10 ngày.

Nội dung phía trên viết về bệnh khô quả trên cây hồng xiêm, đã được AQ Bice trình bày chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và đưa ra các biện pháp phòng trừ phổ biến hiện nay. Hy vong, với nguồn tham khảo trong bài viết trên sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc chăm sóc và phòng ngùa bệnh để hướng đến một mùa vụ đạt năng suất cao và cho trái đồng đều.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-18%
Công dụng: Hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh trọng lượng và kích…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *