Các loại bệnh hại trên cây cam quýt và Cách phòng trừ hiệu quả
Kích thước chữ
Bệnh hại trên cây cam quýt do nấm khuẩn gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân khi canh tác, làm giảm năng suất vụ mùa. Do đó, để bảo vệ cây ăn quả có múi khỏi các loại bệnh tấn công, nhà vườn cần thường xuyên tìm hiểu về các bệnh thường gặp và phòng trừ kịp thời. Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc hợp lý, vệ sinh vườn cây thường xuyên và sử dụng thuốc phun phòng trị các loại bệnh sẽ giúp vườn cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Trong bài viết hôm nay, Sinh Học AQ sẽ chia sẻ đến bà con các thông tin liên quan đến các loại nấm bệnh trên cây cam quýt cũng như cách phòng trừ hiệu quả, giúp bảo vệ năng suất và chất lượng của mùa vụ.
Tổng quan về bệnh hại trên cây cam quýt
Bệnh hại trên cây cam quýt và các giống cây ăn quả khác thường gặp do một số nguyên nhân chính như nấm bệnh, vi khuẩn, virus đã gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng cho năng suất, chất lượng vụ mùa. Do đó, việc phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các loại bệnh hại trên cây cam, quýt cần được thực hiện hiệu quả.
Những bệnh hại trên cây cam quýt phổ biến và nguyên nhân, biểu hiện
Sau đây là danh sách các loại bệnh hại chính trên cây cam quýt cũng như nguyên nhân, triệu chứng của từng bệnh:
Bệnh sẹo
➡️ Bệnh sẹo (hay còn gọi là bệnh ghẻ) do nấm Elsinoe fawcetti gây ra, thường phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu trên lá và cành non đã bị nhiễm bệnh. Khi có ẩm độ cao, mưa nhiều bào tử nấm sẽ phát tán qua gió và nước mưa, bám vào cây non, quả non và các bộ phận khác của cây lây lan bệnh ra diện rộng.
➡️ Trên lá, vết bệnh ở dạng những chấm nhỏ mất màu nhô ra ở mặt dưới của lá. Các đốm sau đó lan rộng thành những mụn nhỏ, màu nâu. Lá cong vẹo, vặn xoắn và biến dạng, bị chuyển vàng và rụng sớm.
➡️ Trên quả xuất hiện nhiều gai sần sùi có màu nâu xám dần tạo thành các mảng lớn, gây hư hại nghiêm trọng phần vỏ quả. Trên cành có các vết sần sùi với vảy màu vàng và khô chết cành non.
Bệnh thán thư
➡️ Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum acutatum và Colletotrichum gloeosporioides phát sinh chủ yếu ở giai đoạn khi cây bắt đầu ra hoa và lan ra trong suốt mùa xuân và mùa hè.
➡️ Các vết bệnh có màu nâu cam trên hoa gây rụng và để lại cuống hoa. Ở trên quả, vết bệnh là những đốm nhỏ tròn màu vàng nhạt, sau đó lan rộng ra hơi lõm vào trong màu nâu đậm.
Bệnh chảy gôm thối rễ
➡️ Bệnh chảy gôm thối rễ do hai loại nấm Phytophthora citrophthora và Phytophthora parasitica gây ra thường xâm nhập vào cây qua các vị trí vết thương ở gốc, cổ rễ hoặc vết ghép. Nấm bệnh phát tán trong đất, lây lan qua rễ cây hoặc nước mưa, đặc biệt ở các cây bị bệnh thường có rễ yếu, dễ bị tổn thương và thối rễ.
➡️ Triệu chứng gồm các dấu hiệu khi nấm xâm nhập vào thân cây gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ cây, nứt dọc theo thân và chảy nhựa có màu vàng khi khô chuyển sang màu nâu (hay còn gọi là gôm). Cây bị bệnh lá vàng và rụng dần, trái thối nâu, cành non và rễ cũng bị hư thối gây hại nặng cho cây.
Bệnh đốm đen
➡️ Bệnh đốm đen do nấm Diaporthe citri gây ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả, rất dễ lây lan trong môi trường có độ ẩm cao. Nấm tồn tại trong các bộ phận cây bệnh (lá, quả, cành) và bào tử nấm phát tán qua nước mưa, gió hoặc qua các dụng cụ canh tác.
➡️ Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ có màu vàng nhạt sau đó phát triển thành những vết nâu xám. Vết bệnh sẽ làm cho vỏ trái có những u nổi lên, trở nên khô cứng và chuyển sang màu xám đen. Bệnh có thể lan rộng và làm vỏ trái bị nứt nẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của quả, làm cho cùi quả bị khô.
➡️ Những vết bệnh trên lá là đốm nhỏ màu nâu đen gây vàng và rụng lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Bệnh có thể lan từ quả sang cành, làm cho cành cây bị tổn thương và khô héo.
Bệnh vàng lá gân xanh
➡️ Bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra và lây lan qua côn trùng là rầy chổng cánh (Diaphorina citri), hoặc qua bộ phận mắt ghép từ cây bệnh sang cây khỏe.
➡️ Rầy chổng cánh hút nhựa từ lá cây bị bệnh và truyền vi khuẩn sang các cây khỏe mạnh. Vi khuẩn tấn công hệ thống mạch dẫn trong cây làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng gây suy yếu cây.
➡️ Bệnh vàng lá gân xanh có triệu chứng đặc trưng là lá cây bị vàng, nhưng gân lá lại vẫn giữ màu xanh và trở nên nhỏ dần. Các lá bị biến dạng và mọc thẳng đứng giống như tai thỏ. Cây bị bệnh sẽ kém phát triển, quả không đạt chất lượng và thường bị giảm năng suất.
Bệnh tàn lụi
➡️ Bệnh tàn lụi (Tristeza) do virus thuộc nhóm Closterovirus gây ra, chúng lây lan thông qua các loài rầy mềm thường gặp như Aphis spiraecola và Toxoptera aurantii. Rầy mềm này hút nhựa từ cây bị bệnh rồi truyền virus sang các cây khỏe mạnh, ngoài ra virus cũng có thể lây qua việc nhân giống vô tính từ cây nhiễm bệnh.
➡️ Bệnh tàn lụi (Tristeza) là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất đối với cây ăn quả có múi. Cây bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu vàng lá, cây bị lùn lại, bộ rễ yếu có thể gây héo và chết cây nhanh chóng.
Canh tác phòng ngừa bệnh hại trên cây cam quýt hiệu quả
Để phòng ngừa các tình trạng bệnh hại trên cam, bảo vệ vườn cây ăn quả có múi đạt năng suất cao, bà con nông dân cần áp dụng những biện pháp phòng trừ đúng cách cụ thể sau:
✅ Sử dụng cây giống sạch bệnh được mua từ các nhà cung cấp uy tín và không mang mầm bệnh.
✅ Trồng cây với mật độ hợp lý để cây phát triển khỏe mạnh, dễ dàng hấp thụ ánh sáng và dinh dưỡng.
✅ Cung cấp đủ nước và phân bón hợp lý trong đó bổ sung phân kali và lân để giúp cây phát triển khỏe mạnh tăng khả năng chống lại bệnh. Tránh bón quá nhiều phân đạm vì sẽ thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
✅ Cần tỉa cành, loại bỏ các nhánh cây giúp tạo không gian thoáng đãng để giảm độ ẩm trong vườn, ngăn ngừa sự phát triển của nấm và giảm khả năng lây lan của bệnh.
✅ Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
✅ Tiêu diệt các trung gian truyền bệnh như rầy mềm và phun thuốc phòng trừ hiệu quả tại vườn nhà.
✅ Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần tiến hành cắt tỉa và tiêu hủy ngay các bộ phận như cành, quả và lá bị nhiễm để tránh lây lan ra cả vườn.
Tổng hợp các loại thuốc sinh học đặc trị các loại bệnh hại trên cây cam quýt
Các bệnh hại trên cây cam gây tổn thất nghiêm trọng cho vụ mùa nếu không được phát hiện và phòng trị sớm. Các biện pháp phòng bệnh bao gồm vệ sinh vườn cây thường xuyên và sử dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh hại trên cây cam quýt hiệu quả.
Nhằm hỗ trợ bà con chăm sóc cây trồng, AQ mang lại các loại thuốc xử lý nhiều bệnh hại cây cam với thành phần sinh học an toàn như sau:
Thuốc phòng trừ bệnh hại trên cây cam quýt do nấm khuẩn Phy FusaCo
▶️ Vi sinh tổng số trong sản phẩm Phy FusaCo gồm Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml. Công nghệ sản xuất Phy FusaCo kết hợp bào tử gốc các chủng nấm đối kháng như Chaetomium, Trichoderma cùng hoạt chất Enzym ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan.
▶️ Phòng trừ các bệnh do nấm như Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora… bao gồm nứt thân xì mủ, thán thư, thối nhũn, thối thân, thối gốc, sương mai, bệnh ghẻ loét, bệnh chết dây,… Cải thiện khả năng kháng bệnh cho cây chống lại các loại nấm như nấm hồng, bệnh đốm lá, ghẻ sẹo, loét vi khuẩn, héo rũ, sương mai. Tăng cường sức đề kháng cho cây với hiệu quả nhanh chóng, lâu dài và phổ tác động rộng.
▶️ Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nấm khuẩn trên cây cam quýt Phy FusaCo
- Phun trị nấm khuẩn cam quýt: Pha 250ml Phy FusaCo với 400 đến 600 lít nước, bà con áp dụng phun kỹ bộ phận lá, cành, thân và vùng dưới gốc sầu riêng cách mỗi lần 5-7 ngày.
- Phun phòng nấm khuẩn cam quýt: Pha 250ml Phy FusaCo với 800 đến 1000 lít nước, bà con áp dụng phun định kỳ 15-30 ngày/lần.
▶️ Xử lý nấm bệnh nứt thân xì mủ trên cây cam quýt: Tiến hành làm sạch các vết xì mủ trên thân cây và loại bỏ lớp vỏ hỏng… Pha 250ml Phy FusaCo cùng 250ml Nano Cu vào 500ml nước, quét thuốc trực tiếp lên chỗ bị nhiễm nấm bệnh từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách từ 3-4 ngày.
▶️ Thực hiện hòa 50ml Phy FusaCo vào cùng với tỷ lệ từ 40 đến 45 lít nước, bà con tiến hành phun đều lên thân, và khu vực đất quanh gốc cây để phòng lây lan và tái phát ở vị trí khác.
Thuốc phòng trừ bệnh hại trên cây cam quýt do virus gây ra Tribe Vacci Gold (New)
▶️ Tribe Vacci Gold (new) chứa Chitosan: 1.000 ppm, pHH20: 5.2, Tỷ trọng: 1.12, trong đó có hàng tỷ tế bào tử nấm đối kháng Chaetomium spp, các hoạt chất sinh học (Enzyme ngoại bào, chất chuyển hóa) được chiết xuất từ các chủng nấm như: Chaetoglobosin C, Chaetomanone và Rotiorins, kết hợp với các chủng vi khuẩn mạnh Rhodopseudomonas spp trên nền chitosan dạng Nano bền vững.
▶️ Tribe Vacci gold giúp cô lập các chủng virus xâm nhập và gây hại cây gây xoăn lá, xoăn ngọn và sượng trái trên cây trồng. Phòng ngừa hiệu quả các tác nhân gây hại như nứt thân, xì mủ, thán thư, sương mai, héo rũ, thối rễ, cháy lá,… từ đó nâng cao sức đề kháng cho cây trồng, cải thiện năng suất và chất lượng nông sản.
▶️ Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh do virus gây ra Tribe Vacci Gold (new)
- Phun trị bệnh hại trên cây cam: Pha 250ml Tribe Vacci Gold (new) cùng tỷ lệ 400 – 600 lít nước, phun tưới kỹ toàn bộ lá và vùng dưới gốc định kỳ 5 – 7 ngày/lần.
- Phun phòng bệnh hại trên cây cam: Pha 250ml dung dịch Tribe Vacci Gold (new) cùng tỷ lệ 800 – 1000 lít nước, phun đều phần tán lá định kỳ từ 1 – 2 lần/tháng.
Thuốc phòng trừ vàng lá thối rễ ở cây cam quýt Be Green
▶️ Thuốc trị vàng lá thối rễ ở vườn cam quý Be Green bao gồm những thành phần sau: Chaetomium cupreum 1.5×10^6 CFU/g bột. (Sản phẩm tổ hợp gồm hơn 25 chủng Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp và các vi sinh phân giải lân, kali… dinh dưỡng hữu cơ lên men cô đặc, các loại amino axit, axit fluvic).
▶️ Be Green giúp phòng trừ các loại nấm bệnh hại gồm có lở cổ rễ, thối rễ. Từ đó phục hồi cây khi bị thối rễ vàng lá, kích cây ra rễ, bảo vệ bộ rễ trước sự tấn công của các loại nấm, khuẩn và tuyến trùng gây hại.
▶️ Sử dụng Be Green phun trị nấm bệnh vàng lá thối rễ cam quýt: Dùng 50g Be Green hòa tan 40 – 80 lít nước rồi phun tưới trực tiếp vùng đất dưới tán cây. Nên xử lý cách từ 5-10 ngày/lần sau đó sử dụng như phòng bệnh. Phun phòng bệnh vàng lá thối rễ cam quýt: Dùng 25g Be Green hòa tan 20 – 40 lít nước, tưới định kỳ 3-4 lần/vụ.
Bài viết trên từ AQ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh hại trên cây cam quýt cũng như bổ sung các dòng thuốc trị nấm khuẩn, virus gây bệnh hiệu quả, an toàn. Xem thêm các bài viết khác từ AQ về các biện pháp phòng trừ bệnh cũng như kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và bảo vệ vườn cây cho năng suất vượt trội nhé. Gọi ngay đến tổng đài của Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được tư vấn kỹ hơn và báo giá ngay nhé.