Phòng trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu và nguyên nhân

Phòng trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu và nguyên nhân

05/10/2024

Kích thước chữ

Bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu nguyên nhân do đâu và phòng trị như thế nào? Bệnh có dấu hiệu và tác hại đối với cây tiêu như thế nào? Trong bài viết này AQ sẽ hướng dẫn cho bà con cách ngừa bệnh và xử lý dứt điểm tình trạng cây tiêu bị cháy lá hiệu quả, để cây phát triển xanh tốt, ra bông và đậu trái đầy cành.

Tìm hiểu về bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu và nguyên nhân
Cháy lá trên cây tiêu ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng và sự sống của cây

Bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu là loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, sự phát triển của cây. Tình trạng xảy ra khiến lá bị cháy dần và rụng hàng loạt, khiến cây không thể tiến hành quá trình quang hợp và trao đổi chất, từ đó cây có dấu hiệu lụi tàn và chết dần.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu?

Nguyên nhân của tình trạng cháy lá tiêu là do:

🔶Cây bị nhiễm một số loại do nấm, vi khuẩn, virus gây ra nhiều bệnh như: đốm nâu, thán thư, rụng lá ghẻ,…

🔶Một số côn trùng cắn phá, hút chích như: bọ trĩ, rệp sáp, rệp vừng làm hại cây và khiến lá bị cháy.

🔶Do tác động từ môi trường như: úng thiếu nước, độ ẩm tăng cao, ánh nắng từ mặt trời quá gay gắt, cung cấp phân bón không hợp lý,…

🔶Sử dụng quá nhiều chất hóa học trong các loại thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, tiến hành pha trộn không đúng liều lượng, phun với tần suất dày đặc.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu

Nhận biết bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu thông qua một số dấu hiệu như sau:

🔶Lá cháy xém bắt đầu từ đầu ngọn của lá, chuyển sang màu nâu đậm, bắt đầu lan rộng khắp mép lá và lấn sâu vào bên trong. Phần bị cháy xém khi sờ vào sẽ thấy khô, dễ gãy, giòn vì đang dần bị khô teo.

🔶Toàn bộ lá trên cây chuyển sang màu vàng, có hiện tượng rụng xung quanh gốc. Nhìn vườn tiêu thiếu sức sống, còi cọc, chậm phát triển.

Tác hại khi không sớm xử lý bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu

Hậu quả mà bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu gây ra là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của cây.

🔶Tốc độ lây lan nhanh, nếu một cây đã bị nhiễm bệnh khả năng cả vườn đều bị là rất cao. Nên tại những vườn trồng độc canh sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn. Bà con có thể mất trắng toàn bộ nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời.

🔶Ảnh hưởng đến đợt trồng sau hoặc một số loại cây khác, bởi những nấm bệnh còn tồn tại trong đất, không xử lý sạch sẽ rất có thể cây lại bị bệnh trở lại gây thiệt hại đến năng suất, chất lượng của hạt tiêu.

🔶Khi cây đã bị nhiễm bệnh, sức đề kháng đang gặp vấn đề, khả năng kháng bệnh kém nên rất dễ bị tấn công, nhiễm các loại bệnh khác, sâu, côn trùng xâm nhập và gây hại trên cây.

🔶Nếu tình trạng bệnh xảy ra trong thời gian ra gié để tạo quả, ngoài lá rụng gié cũng sẽ bị rụng hàng loạt dưới gốc, khiến sản lượng tụt giảm, chất lượng hạt không đạt tiêu chuẩn.

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu và nguyên nhân
Các biện pháp chăm sóc giúp ngăn ngừa bệnh cháy lá làm hại cây tiêu, phòng trừ bền vững

Để hạn chế sự phát triển, lây lan của bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu, bà con cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:

✅ Lựa chọn giống tiêu phù hợp, đảm bảo chất lượng, không nhiễm bất kỳ loại bệnh nào, sức đề kháng tốt. Để tỷ lệ trồng thành công và không xảy ra bất kỳ vấn đề nào bà con nên mua tại những cơ sở bán giống uy tín hoặc tiến hành quy trình nhân giống tiêu từ cây mẹ khỏe mạnh theo đúng kỹ thuật.

✅ Khi thực hiện trồng tiêu cần áp dụng đúng phương pháp trồng, đảm bảo mật độ trồng vừa phải, tạo tán cây thông thoáng, che chắn cẩn thận sau trồng,…

✅ Cung cấp phân bón hợp lý, cân đối giữa phân bón hóa học và các loại phân bón hữu cơ. Cần bón theo nhu cầu, giai đoạn của cây, tránh bón quá nhiều hoặc quá ít.

✅ Tưới tiêu đầy đủ, đặc biệt giai đoạn mới trồng và mùa khô cần tưới nhiều nước để phát triển.

✅ Phòng trừ sâu bệnh tấn công từ sớm bằng nhiều cách như xử lý bằng cách thủ công, phun thuốc phòng trị,…

✅ Cắt tỉa cành lá bị bệnh, đã quá già, những cành lá mọc chen chúc để giúp cây thoáng khí hơn, hạn chế phát sinh nấm bệnh, là môi trường lý tưởng để sâu, côn trùng trú ngụ.

✅ Kiểm tra và vệ sinh vườn tiêu thường xuyên, loại bỏ cỏ dại xung quanh và bên trong gốc tiêu, tiêu hủy những tàn dư trong vườn để ngăn nấm bệnh phát sinh.

Thuốc hóa học điều trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu

Lựa chọn thuốc hóa học để điều trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu cũng là biện pháp giúp nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh hại cây chỉ trong thời gian ngắn bởi trong thành phần chứa các hoạt chất mạnh.

⚠️Cảnh báo: Nhược điểm cũng là ưu điểm của những sản phẩm hóa học, vì các hoạt chất mạnh đó sẽ gây ra tình trạng tồn đọng ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. Để bảo vệ môi trường và sức khỏe chúng ta, bà con nên chuyển qua sử dụng các sản phẩm sinh học an toàn và phòng trừ bền vững.

Thuốc đăc trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu Antafungal an toàn cho cây

Cách phòng trừ bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu và nguyên nhân
Điều trị bệnh cháy lá bằng sản phẩm sinh học Antafungal giúp tiêu diệt bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn

Sản phẩm sinh học giúp trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu mà AQ muốn giới thiệu đến quý bà con đó là Antafungal. Thuốc giúp diệt trừ nấm gây bệnh hiệu quả, những loại bệnh cây trồng như: Sương mai, nấm hồng, phấn trắng, chết cây con, đốm lá, rỉ sắt. Được điều chế từ các thành phần sinh học nên bà con an tâm về tính an toàn, bảo vệ môi trường.

Thành phần thuốc phòng trị cây hồ tiêu bị bệnh cháy lá Antafungal

Gồm thành phần chính là Chaetomium cupreum: 1,5×10^6CFU/g bột. 

Được điều chế từ hơn 40 chủng gồm Trichoderma spp và Chaetomium spp và một số loại axit fluvic, amino axit, vi sinh phân giải lân, kali, dinh dưỡng hữu cơ lên men cô đặc.

Công dụng thuốc phòng trị cây tiêu bị bệnh cháy lá Antafungal

✅ Điều trị tốt các loại bệnh cây trồng như: Cháy lá, nấm hồng, rỉ sắt, phấn trắng, đốm lá, chết cây con, sương mai.

✅ Kích cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa lây lan diện rộng.

✅ Cân bằng vi sinh, bảo vệ môi trường, an toàn, không gây độc hại với sức khỏe con người.

Hướng dẫn sử dụng thuốc phòng trị cây tiêu bị bệnh cháy lá Antafungal

Phun trị bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu: Pha 250g với 200 lít nước, phun hoặc tưới kỹ trên tán cây và dưới gốc, cách từ 5-10 ngày/lần.

Phun phòng bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu: Pha 250g với 400 lít nước, sử dụng 2-3 lần/vụ.

Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết về bệnh cháy lá trên cây hồ tiêu. Qua bài viết, bà con có thể nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng phát bệnh, hậu quả và đưa ra những giải pháp xử lý tốt nhất để giúp điều trị bệnh và chăm sóc cây, giúp mang lại những hạt tiêu có chất lượng và năng suất cao, cây phát triển, sinh trưởng tốt.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Phòng trừ các loại tác nhân bệnh hại cây trồng: Đốm lá, chết cây con, rỉ sắt, phấn…
5.00 out of 5
180.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *