Phòng trị bệnh cháy lá trên cây đu đủ và Nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Bệnh cháy lá trên cây đu đủ khiến mép lá bị vàng rồi chuyển sang màu nâu và dần khô héo, nhìn như vết bị cháy. Cây mất đi khả năng quang hợp, làm cho cây kém phát triển, còi cọc ảnh hưởng đến giai đoạn đậu quả, dễ bị rụng trái non và teo trái.
Để xử lý dứt điểm tình trạng cây đu đủ bị bệnh cháy lá, AQ xin mời quý bà con tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp phòng trị và một số thông tin liên quan về căn bệnh hại này, cũng như phương pháp chăm sóc cây đu đủ phát triển xanh tốt, ra trái chuẩn.
Tìm hiểu về bệnh cháy lá trên cây đu đủ
Bệnh cháy lá trên cây đu đủ là vấn đề phổ biến, thường gây hại bởi nấm hoặc vi khuẩn, làm lá giảm khả năng quang hợp, gây suy yếu cây. Nếu không được kiểm soát, khi bệnh trở nặng sẽ làm giảm sự ra hoa, đậu trái. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của cây, bà con có thể tham khảo các nội dung sau để chuẩn bị biện pháp phòng ngừa bệnh sớm nhất nhé.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cháy lá trên cây đu đủ
Bệnh cháy lá đu đủ do nấm Helminthosporium rostratum gây ra, bệnh thường xuất hiện, phát sinh ở những lá già. Chúng tồn tại, sinh sôi trên tàn dư cây bệnh. Ngoài ra, tác nhân gây bệnh còn được truyền từ trung gian do rệp hoặc một số loài sâu hại khác chích hút.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh cháy lá trên cây đu đủ
- Triệu chứng đầu tiên của bệnh là những vết xanh như thuốc súng, các vết thuốc thường ở chóp của lá già.
- Về sau, vết bệnh lây lan dần bên trong lá khiến lá bị cháy từng mảng, nâu vàng, khô dần.
- Cuống lá mềm, bị khô và rụng sớm, sự phát triển, năng suất của cây giảm.
Tác hại khi không sớm xử lý bệnh cháy lá đu đủ
Cây bị suy yếu: Bệnh cháy lá làm giảm đi khả năng quang hợp, bề mặt lá không thể hấp thụ ánh sáng dẫn đến cây không đủ năng lượng phát triển, khiến cây yếu ớt, còi cọc.
Giảm năng suất và chất lượng quả: Cây phát triển kém nên không đủ dinh dưỡng để nuôi quả, dẫn đến rụng trái non, teo quả, dễ bị nấm khuẩn tấn công gây bệnh hại, từ đó mà chất lượng của quả đu dủ không được tốt, gây mất giá trị kinh tế.
Lây lan nhanh chóng: Bệnh cháy lá ở cây đu đủ không được xử lý kịp thời, dễ lây lan sang những cây khác trong vườn, gây ra dịch bệnh trên diện rộng. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả mùa vụ.
Hướng dẫn cách phòng trị bệnh cháy lá trên cây đu đủ
- Trong quá trình trồng đu đủ, bà con cần bón lót phân hữu cơ hoai mục, càng nhiều phân thân cây sẽ càng mập, lá dày, xanh đậm.
- Lựa chọn giống cây tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh chích hút, kháng virus để gieo trồng.
- Tránh làm xây xát, tổn thương cây, nhất là các bộ phận rễ, thân,lá bởi các vật nhọn trong quá trình canh tác, làm vườn.
- Vệ sinh cỏ dại quanh bờ, đặc biệt cần lưu ý vệ sinh cỏ dại từ giai đoạn vườn ươm.
- Nhổ bỏ, tiêu hủy cây bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi vì sẽ gây lây nhiễm nấm bệnh.
Thuốc đặc trị bệnh cháy lá trên cây đu đủ Phy Fusaco an toàn cho cây
Với mục tiêu mang lại giải pháp an toàn giúp bà con phòng trừ bệnh hiệu quả, Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu thành công thuốc đặc trị bệnh cháy lá ở cây đu đủ Phy Fusaco với thành phần, công dụng như sau.
Thành phần thuốc trị bệnh cháy lá ở cây đu đủ Phy Fusaco
Phy Fusaco có thành phần được tổng hợp từ các nấm vi sinh đối kháng gồm Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis 1.5×10^8 CFU/ml.
Công dụng của thuốc trị bệnh cháy lá ở cây đu đủ Phy Fusaco
- Phòng trừ bệnh do nấm Helminthosporium rostratum gây ra bệnh vàng lá, hoặc các loại nấm bệnh khác như Phytophthora, Fusarium,…gây nên bệnh xì mủ, thối thân, chết dây…
- Bên cạnh đó, Phy Fusaco còn giúp nâng cao tính kháng của cây trồng, mang lại hiệu quả trong phòng chống nấm bệnh, cải tạo hệ miễn dịch của cây.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá ở cây đu đủ Phy Fusaco
Phun trị bệnh cháy lá đu đủ: Hòa tan 250ml Phy Fusaco + 500ml Nano Cu Gold + 400ml nước. Bà con thực hiện phun đều toàn bộ cây bao gồm vùng dưới gốc. Sử dụng với tần suất tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
Phun phòng bệnh cháy lá đu đủ: Pha đều 250ml Phy Fusaco + 500ml Nano Cu Gold + 800ml nước. Bà con tưới lên toàn bộ cây, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
Bên trên bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết về tình trạng bệnh cháy lá trên cây đu đủ cũng như đưa ra hướng dẫn xử lý hiệu quả kết hợp với chế phẩm sinh học Phy Fusaco. AQ rất vinh dự khi được đồng hành, cung cấp thông tin bổ ích đến bà con cũng như đưa ra giải pháp canh tác an toàn, giúp mang lại bội thu cho nhà vườn.