Cách phòng trừ bệnh bướu rễ trên cây và Nguyên nhân chính
Kích thước chữ
Bệnh bướu rễ trên cây là do tuyến trùng gây hại, khiến rễ hình thành các u bướu bất thường, cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng. Cây nhiễm bệnh thường còi cọc, vàng lá, sinh trưởng kém và dễ chết sớm nếu không được kiểm soát kịp thời. Tuyến trùng gây bệnh sẽ phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm đất cao.
Để phòng và trị bệnh hiệu quả, bà con cần kết hợp các biện pháp canh tác, chế phẩm sinh học và xử lý đất phù hợp. Chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị cho từng loại cây trồng sẽ được AQ Bio trình bày cụ thể dưới bài viết sau đây.
Tìm hiểu về bệnh bướu rễ trên cây

Bệnh bướu rễ trên cây là một trong những bệnh hại nguy hiểm đến khả năng sinh trưởng của cây, làm ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ và sự phát triển của cây. Khi nhiễm bệnh, rễ cây xuất hiện các u bướu bất thường, làm suy giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng vàng lá, héo úa, cây chậm lớn. Bệnh thường xuất hiện trên cây rau màu, cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt trong điều kiện đất tơi xốp, độ ẩm cao.
Nguyên nhân của bệnh bướu rễ trên cây

- Bệnh bướu rễ trên cây do tuyến trùng nốt sần (Meloidogyne spp.) gây ra. Chúng xâm nhập vào rễ cây, tiết ra enzym kích thích tế bào rễ phình to, hình thành các u bướu bất thường.
- Tuyến trùng hút dinh dưỡng từ rễ cây, làm cây bị suy yếu, vàng lá, kém phát triển và dễ bị chết nếu nhiễm nặng. Chúng còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn và các loại sâu bệnh khác tấn công rễ cây.
Các loại tuyến trùng gây bệnh bướu rễ trên cây thường gặp
Tuyến trùng Meloidogyne spp có thể gồm nhiều loại khác nhau như:
▶️ Loài M. incognita (tuyến trùng nốt sần miền nam) có phạm vi phân bố rộng khắp tại châu Phi, Úc, Ấn Độ, Nam Mỹ và Mỹ, gây hại trên nhiều loại cây trồng.
▶️ Trong khi đó, M. ignorata, một loài tuyến trùng có quan hệ gần gũi, đã gây tổn thất nghiêm trọng cho nông nghiệp Brazil, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
▶️ Ngoài ra còn có các loại khác như: M. hapla (northern root knot nematode), M. javanica (Japanese root knot nematode) và M. arenaria (peanut root knot nematode), thường thấy xuất hiện ở cây đậu nành phát sinh nhiều ở các khu vực như Ấn, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi, Israel.
Điều kiện phát sinh bệnh bướu rễ trên cây
Ngoài nguyên nhân chính là do tuyến trùng Meloidogyne spp, nguyên nhân gián tiếp hình thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tuyến trùng gây bệnh bướu rễ trên cây đó là các điều kiện phát sinh sau đây:
- Nguồn bệnh tồn tại trong đất: Tuyến trùng có thể sống sót trong đất nhiều năm và tấn công rễ cây khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Đất canh tác tơi xốp, độ ẩm cao: Đây là môi trường lý tưởng để tuyến trùng sinh trưởng và lây lan.
- Luân canh cây trồng không hợp lý: Trồng liên tiếp cây ký chủ của tuyến trùng khiến mật độ tuyến trùng ngày càng tăng.
- Sử dụng cây giống nhiễm bệnh: Rễ cây con đã nhiễm tuyến trùng sẽ lây lan bệnh ra vườn.
- Không xử lý đất trước khi trồng: Tuyến trùng bướu rễ có thể tồn tại trong đất từ vụ trước và tiếp tục gây hại.
Vòng đời và cơ chế gây hại của tuyến trùng
Tuyến trùng gây bướu rễ thuộc chi Meloidogyne là những sinh vật ký sinh thực vật, gây hại trên nhiều loại cây trồng. Dưới đây là thông tin về vòng đời và cơ chế gây hại của chúng:
Vòng đời của tuyến trùng Meloidogyne gây bướu rễ
▶️ Trứng: Tuyến trùng cái trưởng thành đẻ trứng trong một khối chất nhầy bảo vệ, thường nằm bên ngoài hoặc bên trong mô rễ cây.
▶️ Ấu trùng giai đoạn 1 (J1): Ấu trùng phát triển bên trong trứng và lột xác lần đầu tiên tại đây.
▶️ Ấu trùng giai đoạn 2 (J2): Sau khi lột xác, ấu trùng J2 nở ra từ trứng và di chuyển trong đất để tìm kiếm rễ cây ký chủ. Đây là giai đoạn xâm nhiễm chính.
▶️ Xâm nhập và thiết lập ký sinh: Ấu trùng J2 xâm nhập vào rễ cây, thường qua vùng mô non gần đỉnh sinh trưởng. Sau khi xâm nhập, chúng di chuyển đến vùng mạch dẫn và cố định vị trí.
▶️ Phát triển và sinh sản: Tại vị trí cố định, ấu trùng tiếp tục lột xác qua các giai đoạn J3 và J4, cuối cùng phát triển thành tuyến trùng trưởng thành. Con cái có hình dạng quả lê và không di động, trong khi con đực có hình dạng giống giun và có khả năng di chuyển.
Cơ chế gây hại của tuyến trùng Meloidogyne
▶️ Hình thành tế bào khổng lồ: Sau khi xâm nhập, tuyến trùng tiết ra các protein kích thích tế bào rễ cây biến đổi thành các “tế bào khổng lồ” (giant-cells). Những tế bào này có nhiều nhân và kích thước lớn, cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng phát triển.
▶️ Tạo bướu rễ: Sự phát triển của tế bào khổng lồ và phản ứng của mô rễ dẫn đến hình thành các bướu hoặc nốt sưng trên rễ cây. Điều này cản trở quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng, làm suy giảm sự phát triển của cây trồng.
▶️ Suy yếu cây trồng: Sự phá hủy mô rễ và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến cây trồng còi cọc, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Triệu chứng và cách phòng trị bệnh bướu rễ trên cây
Bệnh bướu rễ trên cây là vấn đề nghiêm trọng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến các loài cây bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là các loại cây như: Xà lách, cà chua, cà rốt, hành tây,…Ở phần này, Sinh học AQ sẽ giúp quý bà con tìm hiểu về một số triệu chứng và biện pháp phòng trị trên từng loại cây phổ biến như sau:
Cây cà chua bị sưng rễ

Triệu chứng:
▶️ Trên mặt đất: Cây bị lùn, trở nên cằn cỗi, lá chuyển vàng, bị nhiễm nặng có thể khiến cây bị chết.
▶️ Dưới mặt đất: Cả rễ sơ cấp và thứ cấp đều xuất hiện những nốt sưng phồng, ban đầu các bướu có màu trắng, sau dần chuyển sang màu nâu, bệnh càng nặng hơn các vết bướu đó sẽ bi nát ra và khiến rễ cây bị thối đen.
Biện pháp:
✅ Nhổ bỏ những cây cà chua bị nhiễm bệnh.
✅ Nên luân canh với những cây họ hòa thảo từ 2 – 3 năm để giảm mật độ tuyến trùng gây hại. Với những ruộng trồng cà chua bị nhiễm bệnh nặng, cần xử lý bằng cách cày đất phơi ải, bón vôi.
✅Có thể trồng xen canh với cây hoa vạn thọ hoặc cỏ họ đậu vì những loại cây này có tác dụng xua đuổi tuyến trùng hiệu quả.
✅ Ngoài ra bà con cần bón nhiều phân hữu cơ.
Củ cà rốt bị sưng rễ

Triệu chứng:
▶️ Dưới mặt đất: Đối với cây cà rốt, rễ sẽ hình thành nhiều nốt sưng ở rễ tơ hoặc các nốt nhỏ li ti do tuyến trùng gây ra. Củ cà rốt sẽ bị nứt dọc hoặc ngang, bề mặt củ sần sùi, không nhẵn mịn, bị chia thành nhiều nhánh ảnh hưởng đến giá trị thương mại và chất lượng sử dụng.
▶️ Trên mặt đất: Cây có dấu hiệu còi cọc, kém phát triển, thân cây thấp, lá có dấu hiệu vàng úa, khô héo, đặc biệt vào những ngày nắng nóng điều này là do rễ cây không hấp thụ đủ nước và dinh dưỡng. Nếu bị vào giai đoạn cây còn nhỏ, cây sinh trưởng khó khăn hoặc có thể bị chết hoặc không hình thành củ.
Biện pháp:
✅ Trước khi gieo trồng cần xử lý hạt giống thật kỹ.
✅ Lựa chọn đất trồng cà rốt cần thoát nước tốt và vệ sinh vườn thường xuyên.
✅ Nên luân canh với những cây ít bị tuyến trùng tấn công để giảm lây lan và phát bệnh mạnh.
✅ Nếu cây có những dấu hiệu trên mặt đất bà con cần nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh và xử lý đất xung quanh nhằm ngăn chặn lây lan.
Rễ cây xà lách bị sưng

Triệu chứng:
▶️ Trên mặt đất: Cây có dấu hiệu héo mặc dù trong đất độ ẩm thừa vì tình trạng bướu rễ khiến rễ cây khó hấp thụ và vận chuyển nước, đặc biệt thường héo vào buổi chiều.
▶️ Dưới mặt đất: Rễ xà lách bị sưng, xuất hiện các nốt u sưng nhỏ giống như hạt, ban đầu màu trắng, sau chuyển nâu và có thể thối, làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.
Biện pháp xử lý:
✅ Luân canh cây trồng: Bằng cách xen kẽ với những loại cây không phải là ký chủ của tuyến trùng, chẳng hạn như các cây thuộc họ hòa thảo như lúa hoặc ngô, trong khoảng 2-3 năm. Phương pháp này giúp làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùng trong đất, góp phần hạn chế sự lây lan và phát triển của bệnh bướu rễ.
✅ Xử lý đất: Cày phơi ải đất, bón vôi để cải thiện pH và tiêu diệt tuyến trùng.
✅ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Áp dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
✅ Trồng xen cây kháng tuyến trùng: Trồng xen cây hoa vạn thọ (Tagetes spp.) hoặc cỏ họ đậu (Crotalaria juncea) để hạn chế sự phát triển của tuyến trùng.
✅ Bón phân hữu cơ: Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện cấu trúc đất và tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, giúp hạn chế tuyến trùng phát triển.
Rễ hành tây bị sưng

Triệu chứng:
▶️ Trên mặt đất: Tuyến trùng gây hại khiến cây có dấu hiệu phát triển không đồng đều, trở nên còi cọc, lá chuyển sang màu vàng, cổ củ thường mềm và sự sinh trưởng của cây sẽ trưởng thành chậm lại.
▶️ Dưới mặt đất: Ở rễ cây hành tây, u sưng thường nhẹ và không bị đáng kể. Rễ cây ngắn hơn các cây không bị nhiễm bệnh khác. Khi cắt làm đôi củ thấy các vòng màu nâu. Điều này có thể tạo điều kiện cho nấm khuẩn, giòi xâm nhập gây thối mềm và đẩy nhanh quá trình phân hủy củ.
Biện pháp:
✅ Xác định củ giống trước khi trồng có nguồn gốc từ đâu, nên sử dụng những củ giống chất lượng, sạch bệnh.
✅ Trồng xen canh các loại cây không phải là vật chủ tấn công hoặc bị tuyến trùng ít tấn công như ngô ở những cánh đồng không cỏ dại ít nhất trong 3 năm để giảm tuyến trùng hoàn toàn trong vườn.
✅ Trước khi làm vườn, cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước để tránh lây nhiễm gián tiếp.
✅ Bà con có thể xử lý tuyến trùng bằng nước nóng nhưng phương pháp này không điều trị khỏi tuyến trùng 100% và có thể dễ mắc các loại bệnh khác.
Điều trị bệnh bướu rễ trên cây bằng thuốc hóa học
Để phòng trừ bệnh bướu rễ trên cây nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị bà con có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất hóa học với liều lượng phù hợp, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Ưu điểm mạnh mẽ này của thuốc hóa học là nhờ vào các hoạt chất mạnh trong thành phần có tác dụng tiêu diệt các nốt bướu do tuyến trùng.
⚠️ Cảnh báo: Nhược điểm là khiến môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, tồn đọng nhiều chất độc hại trong rau củ, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vậy nên để giảm bớt tình trạng này bà con có thể áp dụng thuốc sinh học an toàn trong quá trình tiêu diệt tuyến trùng.
Thuốc trị bệnh bướu rễ trên cây do tuyến trùng Padave Cha

Có thể điều trị bệnh bướu rễ trên cây bằng thuốc sinh học vừa giúp phòng trừ tốt vừa thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe chúng ta. AQ muốn giới thiệu đến quý bà con dòng thuốc sinh học chuyên trị tuyến trùng gây hại đó là Padave Cha.
Thành phần thuốc trị bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ Padave Cha
✅ Thành phần: Chứa 15% chất hữu cơ, Trichoderma spp. với mật độ 1×10⁶ CFU/g, độ ẩm đạt 30%, pH (H₂O) khoảng 5.
✅ Padave Cha là sự kết hợp của nhiều vi sinh vật có lợi, bao gồm Paecilomyces spp., Verticillium spp., Trichoderma spp., Chaetomium spp. và các sản phẩm lên men sinh học từ Bacillus subtilis, Actinomycetes sp., Rhodopseudomonas sp., Saccharomyces cerevisiae. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung Amino axit, axit fulvic cùng các nguyên tố trung vi lượng dưới dạng EDTA, giúp tăng cường hiệu quả sinh học.
Công dụng thuốc trị tuyến trùng gây u sưng rễ
✅ Tiêu diệt tuyến trùng nội sinh và ngoại sinh, ngăn chặn quá trình sinh trưởng và lây lan của chúng.
✅ Kích thích rễ phát triển mạnh, bảo vệ hệ thống rễ cây, điều chỉnh pH đất, thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi và hạn chế tác động gây hại của tuyến trùng.
✅ Mang lại hiệu quả bền vững, an toàn và lâu dài, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đất, hỗ trợ cây trồng phát triển khỏe mạnh và ổn định.
Hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh bướu rễ trên cây
✅ Phun điều trị bệnh bướu rễ trên cây: Pha 1kg chế phẩm với 400-800 lít nước, tưới trực tiếp vào vùng gốc dưới tán cây. Sử dụng 2-3 lần để tiêu diệt tuyến trùng và bảo vệ rễ cây.
✅ Phun phòng ngừa bệnh bướu rễ trên cây: Pha 1kg chế phẩm với 800 lít nước, tưới đều quanh gốc cây. Áp dụng 3 lần/năm để kiểm soát tuyến trùng và duy trì hệ rễ khỏe mạnh.
Toàn bộ nội dung phía trên về bệnh bướu rễ trên cây, AQ Bice đã tổng hợp những loại cây bị tuyến trùng tấn công phổ biến nêu rõ từng triệu chứng và biện pháp phòng trị tương ứng vào từng loại cây. Không chỉ vậy, bài viết cũng cung cấp những thông tin về con tuyến trùng gây bệnh bướu rễ nhằm giúp bà con hiểu rõ hơn về tác nhân gây bệnh, để từ đó có những phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ cây trồng từ sớm.