Bệnh bồ hóng trên cây măng cụt và Cách phòng trị hiệu quả
Kích thước chữ
Bệnh bồ hóng trên cây măng cụt là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả măng cụt khi mang ra thị trường tiêu thụ. Loại này bao phủ trên cành và chồi non những mảng tơ nấm màu trắng hồng khiến bộ phận bị nấm xâm nhập sẽ trở nên khô và chết đi. Không chỉ nấm bệnh còn xâm nhập cả trên hoa và quả khiến cây bị rụng hoa, hư hỏng quả ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, năng suất của cây.
Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả, mời bà con hãy cùng Sinh Học AQ theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bệnh bồ hóng trên cây măng cụt
Bệnh bồ hóng trên cây măng cụt là loại bệnh phổ biến trên cây măng cụt, thường xuất hiện khi môi trường ẩm ướt và mật độ sâu rệp cao. Vì chính những loài côn trùng hút chích này tiết ra các chất dịch ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Lớp nấm mốc sẽ phát triển và tạo các mảng mốc đen bám trên mặt lá, cành và quả khiến quang hợp của cây gặp khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và năng suất.
Nguyên nhân của bệnh bồ hóng trên cây măng cụt
Tác nhân chính của bệnh bồ hóng ở trên cây măng cụt là do nấm Capnodium sp gây ra. Loài nấm được hình thành do các loài côn trùng hút chích bám trên lá, cành, quả, chúng tiết ra chất dịch ngọt khi hút nhựa cây, tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển.
Ngoài ra môi trường không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của loại nấm này. Khi độ ẩm tăng cao, đặc biệt khi vào mùa mưa, cây măng cụt được trồng ở những nơi ít ánh sáng, rậm rạp sẽ tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát sinh mạnh mẽ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bồ hóng trên cây măng cụt
Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh bồ hóng trên cây măng cụt mà bà con dễ dàng nhận biết như sau:
▶️ Các vết bệnh bám trên vỏ quả và khiến màu sắc tại vị trí nấm xâm nhập bị mất màu, nếu tình trạng này bị nhiễm quá nặng sẽ khiến cho vỏ quả bị sần sùi, mất đi tính giá trị thẩm mỹ.
▶️ Bệnh lan sang cả cành lá tạo thành những mảng đen còn được gọi là khí đèn, muội đen.
▶️ Nấm bồ hóng khi mới phát triển trên cành và chồi non sẽ có tơ nấm trắng hồng mọc bao phủ.
▶️ Có xuất hiện của côn trùng bám trên cành, lá, quả đặc biệt là rầy rệp, vì đây chính là nguyên nhân khiến cây bị bệnh bồ hóng.
Tác hại của bệnh bồ hóng trên cây măng cụt
❌ Lớp nấm bồ hóng bao phủ trên bề mặt lá khiến cây quang hợp khó khăn, trở nên kém phát triển, chậm phát triển. Khả năng tổng hợp sinh dưỡng bị giảm do lá chuyển màu từ xanh sang màu nhạt hơn.
❌ Nếu bệnh bị nhiễm quá nặng, cành sẽ bị khô dần, hoa rụng hàng loạt, quả chậm phát triển và thậm chí là rụng sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vườn măng cụt.
❌ Làm mất đi tính thẩm mỹ của cây măng cụt do các vết nấm bao phủ trên vỏ khiến chất lượng của trái bị giảm đi, giá bán giảm sút ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều nhà vườn.
❌ Khi nấm bệnh xâm nhập vào cây đồng thời cũng khiến sức đề kháng của cây bị giảm sút, dễ bị nhiễm các loại bệnh tấn công như thán thư, thối rễ, đốm lá,…Thời gian lây lan nhanh có thể khiến toàn vườn đều phát bệnh chỉ trong thời gian ngắn
Biện pháp điều trị bệnh bồ hóng trên cây măng cụt
Để điều trị bệnh bồ hóng trên cây măng cụt bà con cần áp dụng một số biện pháp như sau:
✅ Cắt tỉa cành lá, đặc biệt những cây quá rậm rạp, nhiều cành tăm, cành mọc sai hướng, cành khuất và những cành bị nhiễm nấm bệnh.
✅ Quét dọn, vệ sinh vườn liên tục, thu gom tàn dư để hạn chế phát sinh nấm bệnh, tạo môi trường ẩm thấp để bệnh ngày càng nặng.
✅ Vào mùa mưa cần ngừng tưới cho cây hoặc độ ẩm thời tiết bỗng dưng tăng cao vì môi trường này sẽ dễ hình thành nấm bồ hóng hại cây.
✅ Nguyên chính của nấm bồ hóng là do côn trùng hút chích và tiết chất dịch ngọt làm hình thành ra nấm. Vì vậy cần lên kế hoạch phòng trừ sâu, côn trùng từ sớm, bà con có thể sử dụng thuốc phun Mebe Pa để phòng trị cho cây.
✅ Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng dung dịch ta pha chế từ nước xà phòng, tưới đều lên các tán trên cây sẽ dễ làm bong các mảng nấm bồ hóng ra khỏi cây.
✅ Bón phân cân đối, nếu bị nhiễm bệnh vào mùa nắng có thể phun nước mạnh lên cây đê rửa trôi lớp mật bám trên cây.
✅ Để điều trị bệnh bồ hóng trên cây măng cụt bà con có thể sử dụng các sản phẩm hóa học để phun trị bệnh khi tình trạng trở nên khó kiểm soát. Trong thành phần thuốc hóa học chứa nhiều chất mạnh nên có hiệu quả ngay tức khắc, chỉ trong thời gian ngắn có thể loại bỏ nấm bồ hóng trên cây.
⚠️ Cảnh báo: Tuy nhiên, bà con cần chú ý sử dụng liều lượng vừa đủ, không lạm dụng quá mức bởi vì thuốc hóa học có thể khiến môi trường bị ô nhiễm, tồn đọng các chất nguy hiểm ảnh hưởng đến cây trồng và con người.
✅ Trước những hậu quả của thuốc hóa học, nhiều nhà vườn hiện nay đã dần thay đổi hướng điều trị sang các sản phẩm an toàn khác như các loại thuốc sinh học, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bản thân mà con xây dựng một nền nông nghiệp an toàn.
Thuốc sinh học trị bệnh bồ hóng trên cây măng cụt Phy Fusaco
Thuốc sinh học mà AQ muốn giới thiệu đến bà con có khả năng điều trị nấm phổ rộng, phòng trừ nhiều loại bệnh trên cây trồng như: Bồ hóng, thán thư, nứt thân, xì mủ,…đó là Phy Fusaco. Sản phẩm được điều chế từ các thành phần sinh học an toàn, vừa bảo vệ môi trường, diệt trừ bệnh hiệu quả.
Thành phần thuốc trị bồ hóng trên măng cụt Phy Fusaco
✅ Thành phần chính gồm: Trichoderma spp, Chaetomium spp, Bacillus subtilis: 1,5×108CFU/ml được điều chế từ bảo tử nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma, hoạt chất kháng sinh sinh học, hoạt chất ngoại bào Enzym và Nano chitosan.
Công dụng thuốc trị bồ hóng ở cây măng cụt Phy Fusaco
✅ Chuyên gia tiêu diệt các loại nấm như: Capnodium sp, Phytopthora, Collectotricum, Fusarium,…gây ra cac bệnh bồ hóng, nứt thân, xì mủ, thán thư, sương mai, chết dây, thối thân, thối gốc,…
✅ Tăng cường sức đề kháng cho cây giúp tăng khả năng chống chịu dưới các tác nhân gây hại, môi trường, nấm bệnh.
✅ Sản phẩm Phy Fusaco có thời gian hiệu quả lâu dài, hiệu lực nhanh.
✅ Không gây độc hại, ảnh hưởng đến môi trườn, chất lượng nông sản.
Hướng dẫn cách dùng thuốc trị bồ hóng trên măng cụt
✅ Phun trị bệnh bồ hóng trên cây măng cụt: Hòa chai 250ml/400-600 lít phun kỹ toàn bộ phận, cách từ 5-7 ngày/lần.
✅ Phun phòng bệnh bồ hóng trên cây măng cụt: Hòa chai 250ml/800-1000 lít nước, sử dụng định kỳ từ 15-30 ngày/lần.
Phía trên là bài viết về bệnh bồ hóng trên cây măng cụt đã AQ trình bày chi tiết để giúp bà con tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, hậu quả và cách diệt trừ hiệu quả nhất. Để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh hãy thăm vườn thường xuyên và phun phòng bệnh từ sớm, cây sẽ phát triển xanh tốt và đảm bảo chất lượng của trái măng cụt khi mang ra thị trường tiêu thụ nhé.